(HBĐT) - Từ khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa thuộc xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật với những khẩu sơn pháo mà sau này được đưa tới Điện Biên Phủ công phá quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh.


Hội viên Hội CCB và thế hệ trẻ xã Mông Hoá (TPHB) trao đổi, chia sẻ, nghiên cứu tài liệu lịch sử về đóng góp của quân và dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình cho chiến trường Điện Biên Phủ.

"Ở xã Đoàn Kết, trước đây là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948, xã đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của quân đội ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương được chọn làm nơi tổ chức hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của các đồng chí Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội, làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y...”, đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Đảng uỷ xã Đoàn Kết cho biết.

Tháng 3/1953, xã Đoàn Kết vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa vào chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí chiến lược quan trọng, Hòa Bình không chỉ là mặt trận với những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch, mà còn trở thành căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng phục vụ chiến trường.

Sau thất bại ở Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận những thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và ở mặt trận vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Pháp tập trung gần 50% lực lượng và 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương ra Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn công chiến lược giành thế chủ động trên chiến trường. Xác định rõ âm mưu của địch, ta tích cực làm công tác chuẩn bị, đối phó và chuyển trọng tâm chiến đấu lên vùng núi rừng Tây Bắc. Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm đập tan cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Với tinh thần đó, quân và dân các dân tộc tỉnh ta đã huy động nhân lực, phương tiện, tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận. Nhân dân trong tỉnh hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong (TNXP), 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao và mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La) để kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phương và TNXP cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt. Hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời đón và chăm sóc thương binh từ mặt trận trở về.

Trong toàn chiến dịch, tỉnh ta đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận hơn 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre, bương. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch. Thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến, tạo nên chiến thắng lẫy lừng ở Điện Biên Phủ năm ấy.


Thanh Sơn


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(HBĐT) - Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử, một trong những vùng đất của nền Văn hóa Hòa Bình, nơi đã sáng tạo nên trường ca "Đẻ đất, đẻ nước” và nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc. Nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất; kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

Gắn kết keo sơn Hòa Bình - Gia Định

(HBĐT) - Trong tháng 4, một buổi sinh hoạt đặc biệt đã được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) tổ chức, địa điểm tại ngã ba Chỉ, thuộc địa phận xóm Chỉ Bái - nơi có dấu ấn lịch sử, cũng là minh chứng sinh động cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định khi xưa, gợi nhớ một thời sục sôi "Vì miền Nam ruột thịt” trên đất Hòa Bình.

Về Cao Phong thăm các vùng đất giàu truyền thống lịch sử

(HBĐT) - Những ngày này, dọc các con đường thuộc địa bàn huyện Cao Phong đều rực rỡ cờ, pa nô, khẩu hiệu. Cao Phong hòa chung khí thế của cả nước chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tại các địa danh lịch sử nổi tiếng như: Chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quoèn Ang (xã Hợp Phong), đền Thượng Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh)..., người dân và du khách thập phương thành kính dâng những nén hương thơm để tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử làm rạng danh vùng đất Mường Thàng.

Tỏa sáng phẩm chất đạo đức “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, UV BCH Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của các chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Sức mạnh từ truyền thống đại đoàn kết

(HBĐT) - Đại đoàn kết - truyền thống quý báu của dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đã và đang được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh gìn giữ, phát huy. Trải qua những chặng đường lịch sử, nhất là trong những lúc cam go, tinh thần đoàn kết luôn kết thành sức mạnh đưa nước ta, tỉnh ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, lập nên những kỳ tích vẻ vang.

Tự hào, tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng

(HBĐT) - Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục