(HBĐT) - Chất lượng cán bộ là yếu tố quyết định để giải quyết các vấn đề về thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; giải quyết các vấn đề phức tạp tại cơ sở và công tác xây dựng nông thôn mới (NTM); triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên” luôn là nhiệm vụ quan trọng được các sở, ban, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm thời gian qua.


Đội ngũ cán bộ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) tích cực, chủ động đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng công việc.

"Trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu vào năm 2022, công tác cán bộ là một trong những vấn đề mấu chốt đối với xã Ngọc Lương. Xã hiện có 22 cán bộ, công chức (CB, CC); trong đó, 17 đồng chí trình độ đại học, 2 đồng chí trình độ cao đẳng và 3 đồng chí trình độ trung cấp. Các CB, CC đều được sắp xếp, bố trí việc làm phù hợp theo quy định và phát huy tốt năng lực, sở trường. Đội ngũ CB, CC xã cũng không ngừng tự tìm tòi, học hỏi có thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, phát triển KT-XH của địa phương”. Đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Văn Phương, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lương (Yên Thủy) về công tác cán bộ của địa phương.

Cùng với Ngọc Lương, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thủy đều có chất lượng cán bộ đạt chuẩn và khá cao như: Đa Phúc, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ… Trong đó, xã vùng đặc biệt khó khăn Lạc Sỹ có 2/21 CB, CC có trình độ thạc sỹ.

Thấm nhuần lời dạy của Bác: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" nên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên” luôn được tỉnh ta quan tâm. Tỉnh đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV); chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong CB, ĐV gắn với thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, các quy định của T.Ư về nêu gương đối với CB, ĐV. Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/1/2019 về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Để xây dựng đội ngũ CB, ĐV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tỉnh đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, viên chức, nhất là cán bộ cơ sở nhằm tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn các cấp, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng được quan tâm thực hiện. BTVTU đã ban hành Đề án số 05-ĐA/TU, ngày 6/3/2018 về đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo diện BTVTU quản lý giai đoạn 2017 - 2025; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, mở 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 180 đồng chí là cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý, 1 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh giai đoạn 2015 - 2025, 2020 - 2025 cho 88 đồng chí. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo diện cấp ủy các cấp quản lý để làm "thước đo” chuẩn hóa cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Thu Hằng, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Công tác cán bộ được tiến hành đồng bộ trong các khâu từ tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều động, bổ nhiệm... đảm bảo phù hợp tình hình thực tế công tác cán bộ của tỉnh, đúng quy trình, quy định. Chất lượng quy hoạch nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước, tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc, tuổi trẻ, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được nâng lên. Tỉnh đã quan tâm thực hiện luân chuyển, điều động một số cán bộ trẻ, có phẩm chất, năng lực tốt, có chiều hướng và khả năng phát triển là cấp trưởng, cấp phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh giới thiệu bầu giữ chức danh cán bộ lãnh đạo UBND huyện, thành phố. Điều động cán bộ giữa khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền, giữa cấp huyện và cấp tỉnh; luân chuyển ngang giữa xã với xã đảm bảo tính ổn định, phát triển, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện cán bộ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, ngành thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ để chuẩn bị kế cận lãnh đạo lâu dài. Thời gian qua, BTVTU đã ban hành kế hoạch về thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp sở, đồng thời triển khai, tổ chức việc thi tuyển lãnh đạo cấp sở đối với 5 đơn vị, sở, ngành, khối. Đặc biệt, tỉnh đã, đang thực hiện mô hình Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch UB MTTQ tỉnh (từ ngày 1/7/2018). Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch UB MTTQ cấp huyện (xong trong quý II/2019). 100% Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chính trị cấp huyện... Hiện nay, toàn tỉnh có 10/10 bí thư cấp ủy không phải là người địa phương; thực hiện chủ trương 100% bí thư các huyện uỷ, thành uỷ đồng thời là chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đội ngũ cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được kiện toàn đảm bảo về số lượng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.


Dương Liễu

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục