(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh về thực hiện Chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình. Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn được UBND tỉnh coi trọng chỉ đạo với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư (DN, NĐT). Minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm này là 2 chỉ số thành phần quan trọng trong Chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh đã tăng điểm so với năm 2020 là: Tính năng động của chính quyền tỉnh và chính sách hỗ trợ DN. Tuy nhiên, về tổng thể Chỉ số PCI năm qua của tỉnh giảm về tổng điểm và tụt sâu trên bảng xếp hạng. Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là trách nhiệm công vụ, văn hóa công sở của một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém; giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà và mất quá nhiều thời gian, có phần việc gây bức xúc cho DN.


Năm 2021, UBND tỉnh tổ chức nhiều buổi làm việc, đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án.

Theo công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình năm 2021 được 57,16 điểm, đứng thứ 62/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 13/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Đây là điểm số thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2020 đạt 62,8 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố). Trong 10 chỉ số thành phần thì có tới 8 chỉ số giảm điểm gồm: Gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí không chính thức; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và ANTT.

Về chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh đạt 5,89 điểm (năm 2020 được 5,56 điểm); chính sách hỗ trợ DN được 6,65 điểm (năm 2020 là 6,61). Phần lớn các DN được hỏi đánh giá chính quyền tỉnh đã phát huy tinh thần năng động và sự ủng hộ với khu vực kinh tế tư nhân, giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong phát triển kinh tế địa phương. DN cũng nhận thấy UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và luôn năng động, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh.

Thực tế là trong năm 2021, UBND tỉnh đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành theo hướng linh hoạt, thích ứng, sát việc. UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi làm việc, đối thoại với DN, NĐT. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, DN, Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, thúc đẩy các DN đầu tư SX-KD. Đồng thời luôn sát sao chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thanh toán điện tử, đặc biệt là đối với các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

Tuy vậy, kết quả điều tra PCI cho thấy, một số TTHC vẫn rắc rối, gây phiền hà, khó khăn cho việc tuân thủ của DN. Thủ tục trong các lĩnh vực thuế, phí, đất đai, BHXH và xây dựng là những lĩnh vực gây nhiều khó khăn nhất. Cùng với đó là tiếp cận đất đai còn nhiều trở ngại. DN vẫn phải mất những khoản chi phí không chính thức để giải quyết công việc...

Năm 2021, tỉnh chịu tác động của dịch Covid-19 dẫn đến nhiều nội dung công việc phải giãn, hoãn, không thực hiện được, trong đó có cả những dự án thu hút đầu tư. Đến tháng 9 mới ban hành được quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đã kéo theo một số việc chậm. Song ngoài nguyên nhân khách quan, UBND tỉnh đánh giá: Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện thiếu chặt chẽ, có khi chưa kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị, nhất là từ lãnh đạo cấp phòng đến chuyên viên còn có nhiều vấn đề, đặc biệt là văn hóa công sở hạn chế, có những phát ngôn gây bức xúc cho NĐT. Do vậy, lãnh đạo các sở và các huyện, thành phố phải rà soát lại trách nhiệm công vụ, văn hóa công sở của đơn vị mình. Ngoài ra, cần rà soát để hạn chế các TTHC mà trong luật không quy định để đỡ mất nhiều thời gian.

Kết quả không mong muốn của Chỉ số PCI năm 2021 được xác định phần lớn là do nguyên nhân chủ quan và phải được nhìn nhận hết sức nghiêm túc. "Ở đây vấn đề giải quyết các TTHC liên quan đến NĐT kéo rất dài, để NĐT kêu nhiều. Đề nghị Giám đốc các sở, ngành kiểm tra ở sở mình Bộ TTHC đã công bố, xem có tình trạng lãnh đạo phòng và chuyên viên đã nhận hồ sơ trực tiếp ở sở, mà việc nhận hồ sơ có khi "ngâm" cả năm, thực trạng này DN đã phản ánh. Đây là một thực tế phải được chấn chỉnh. Cần quy trách nhiệm rõ ràng từng ngành, lĩnh vực, đặc biệt là trong vấn đề cải cách TTHC phải quyết liệt hơn" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương bày tỏ quan điểm.

Với mục tiêu cải thiện chỉ số PCI, tạo động lực thu hút đầu tư; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức và các hỗ trợ khác để tăng nhanh về số lượng DN, HTX mới thành lập... Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu CTMTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2022. Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được đưa ra. Trong đó, UBND tỉnh chỉ đạo: Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các sở, ngành được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số thành phần PCI và các cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các chỉ tiêu nhỏ của chỉ số thành phần. Người đứng đầu các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở phải chịu trách nhiệm trong CTMTĐTKD theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình. Năng động, gương mẫu thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, nói đi đôi với làm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; chịu trách nhiệm nếu cán bộ thuộc quyền quản lý gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu, ảnh hưởng xấu đến MTĐTKD, gây mất niềm tin của DN, NĐT. Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; chuyển tư duy từ "cho phép”, "cấp phép” sang tư duy "phục vụ”; xử lý kỷ luật, khắc phục trình trạng "trên nóng, dưới lạnh”, đùn đẩy trách nhiệm, các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình kéo dài thời gian giải quyết các TTHC...

Đặc biệt, tại cuộc họp thường kỳ tháng 4, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh yêu cầu: "Tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số PCI phải được thấm sâu vào cán bộ, công chức, lãnh đạo phòng, chứ không chỉ đến Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện. Phải có sự thay đổi tư duy, ý thức, trách nhiệm công vụ, chủ động trong công việc. Là cán bộ phải biết hy sinh, cống hiến...".



Hoàng Nga

Các tin khác


Các Bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ nhất, trước Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị sớm có kế hoạch đầu tư, nâng cấp đường tỉnh 433 thành quốc lộ theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-TTg, ngày 1/9/2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh lộ 433 (TP Hòa Bình - huyện Đà Bắc) đã được đưa vào quy hoạch là quốc lộ 32D).

Tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 479 đảng viên

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2022 cho 479 đảng viên, theo đó: Tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng 3 đảng viên; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng 33 đảng viên; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng 87 đảng viên; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng 38 đảng viên; Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng 50 đảng viên; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng 155 đảng viên; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng 112 đảng viên và truy tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 1 đảng viên.

Huyện Tân Lạc: Quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

(HBĐT) - Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử, một trong những vùng đất của nền Văn hóa Hòa Bình, nơi đã sáng tạo nên trường ca "Đẻ đất, đẻ nước” và nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc. Nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất; kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

Gắn kết keo sơn Hòa Bình - Gia Định

(HBĐT) - Trong tháng 4, một buổi sinh hoạt đặc biệt đã được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) tổ chức, địa điểm tại ngã ba Chỉ, thuộc địa phận xóm Chỉ Bái - nơi có dấu ấn lịch sử, cũng là minh chứng sinh động cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định khi xưa, gợi nhớ một thời sục sôi "Vì miền Nam ruột thịt” trên đất Hòa Bình.

Về Cao Phong thăm các vùng đất giàu truyền thống lịch sử

(HBĐT) - Những ngày này, dọc các con đường thuộc địa bàn huyện Cao Phong đều rực rỡ cờ, pa nô, khẩu hiệu. Cao Phong hòa chung khí thế của cả nước chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tại các địa danh lịch sử nổi tiếng như: Chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quoèn Ang (xã Hợp Phong), đền Thượng Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh)..., người dân và du khách thập phương thành kính dâng những nén hương thơm để tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử làm rạng danh vùng đất Mường Thàng.

Tỏa sáng phẩm chất đạo đức “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, UV BCH Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của các chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục