(HBĐT) - Nhân ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng tôi về thăm xóm Lương Tiến, xã Lạc Lương (Yên Thủy). Đồng chí Bùi Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xóm Lương Tiến có 182 hộ, trên 650 nhân khẩu. Chi bộ xóm có 28 đảng viên sinh hoạt. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,4%. Năm 2022, xóm có 94% gia đình văn hóa, 141 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục; 100% đường giao thông nội thôn đã được cứng hóa; có 2 vườn mẫu. Xây dựng mô hình "Làng văn hóa, QP-AN", Ban CHQS huyện tham mưu Huyện ủy, UBND huyện đầu tư kinh phí xây dựng 2 km đường bê tông. Trong đợt diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2022 đã làm được 500 m đường giao thông nông thôn trị giá hơn 360 triệu đồng; sửa chữa nhà văn hóa xóm trị giá 100 triệu đồng; xây dựng cổng làng trị giá 60 triệu đồng. Quá trình xây dựng mô hình, có 32 hộ dân hiến 1.500 m2 đất và tài sản trên đất để xây dựng các công trình. 



Làng văn hóa, QP - AN xóm Lương Tiến, xã Lạc Lương là một trong những mô hình "Dân vận khéo" tiêu biểu được huyện Yên Thủy nhân rộng trong năm 2022. 

Theo tìm hiểu được biết, Lương Tiến là xóm thứ 6 trên địa bàn huyện Yên Thủy được chọn xây dựng "Làng văn hóa, QP-AN”. Đây cũng là một trong những mô hình "Dân vận khéo" (DVK) hiệu quả được huyện  nhân rộng.

Đồng chí Bùi Thị Bình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy cho biết: Nhận thấy hiệu quả thiết thực của các mô hình DVK nên vấn đề nhân rộng các mô hình được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Từ năm 2020 đến nay, trên toàn huyện đã có 61 mô hình nhân rộng; trong đó, lĩnh vực kinh tế 12 mô hình, lĩnh vực xã hội 33 mô hình, lĩnh vực QP-AN 15 mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 2 mô hình. Trong lĩnh vực kinh tế, gắn với đặc thù phát triển kinh tế của địa phương, huyện tập trung nhân rộng các mô hình như: tổ nghề nghiệp sản xuất dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn 3 sao; HTX trồng cây có múi (HTX nông nghiệp Ngọc Lương, Bảo Hiệu); cựu chiến binh giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi; nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, huyện nhân rộng các mô hình gắn với thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động như: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo”; đền ơn - đáp nghĩa; xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; phụ nữ tiết kiệm mua thẻ BHYT - vì sức khỏe gia đình; 4 đồng hành, 5 xung kích; nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh; đồng hành cùng em đến trường... Nhiều mô hình, điển hình trong vận động Nhân dân tham gia thực hành tiết kiệm; đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, thực hiện các quy ước, hương ước; thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lĩnh vực QP-AN với nhiều cách làm sáng tạo, các mô hình DVK đã khơi dậy, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ của Nhân dân, tham gia bảo vệ ANTT, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, bài trừ tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội. Điển hình như các mô hình: tổ dân cư tự quản với 761 đơn vị mô hình thực hiện ở tất cả các thôn, xóm, khu phố; đoạn đường cựu chiến binh tự quản, với 85 đơn vị mô hình; cụm an ninh khu vực X18; camera giám sát ANTT và hoạt động giao thông; nhà trường an toàn không có ma túy; làng văn hóa QP-AN…

Đối với lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, những mô hình hiệu quả được nhân rộng là: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng chi hội vững mạnh... Thông qua việc nhân rộng các mô hình đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp xúc, đối thoại, giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp trong Nhân dân.


Dương Liễu

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục