Sáng 7/11, tiếp tục phần chất vấn đối với lĩnh vực nội chính, tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải đáp câu hỏi liên quan đến chính sách tiền lương đối với đội ngũ không phải công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước và vị trí việc làm.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời tại phiên chất vấn. Ảnh: PT

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội là sẽ sớm giải quyết tình trạng một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nhưng chưa được giao biên chế công chức.

"Với trách nhiệm của mình trong thời gian qua, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đã có đề xuất như thế nào để giải quyết về vấn đề trên? Việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho đội ngũ này sẽ được thực ra sao trong thời gian tới?", đại biểu Thu Nguyệt hỏi. 

Đại biểu Phạm Thị Kiều, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cũng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực tế này đang tồn tại ở một số cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng biên chế viên chức thuộc các khối như quản vụ, kiểm lâm của các vườn quốc gia, thanh tra giao thông, chăn nuôi thú ý, kiểm dịch động vật... Đây là điều tồn tại từ trước khi hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Tổng số viên chức này đến thời điểm 31/12/2022 là 7.191 người. Khi báo cáo với Ban Chỉ đạo về quản lý biên chế, Bộ đã báo cáo thực tế này và cần chuyển vị trí viên chức thành công chức để đảm bảo quyền lợi, chế độ.

Sau Kỳ họp thứ 4, Bộ đã báo cáo với Ban Cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, hiện nay, Ban Chỉ đạo trung ương đang xem xét điều chuyển số viên chức này, đang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước để trả lại thành công chức, thực hiện đúng chính sách cho các đối tượng. Tới đây, Bộ sẽ đề nghị với Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế giải quyết nhanh để đảm bảo được việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.  

Về việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cho quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, xác định chức nghiệp công vụ nói chung, Bộ trưởng cho biết đây là nhiệm vụ quan trọng. Trước hết, để cải cách tiền lương, thời điểm này, Bộ đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Về cơ bản, từ năm 2016 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm, nhưng chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo đầy đủ, khoa học, căn cơ.  

Thực hiện Nghị định số 62/CP, Nghị định 106/CP của Chính phủ, các cơ quan đang sắp hoàn thiện toàn bộ các nội dung, qua đó đảm bảo triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Đối với Quốc hội, Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai công tác này, đảm bảo việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính có nơi còn chậm, chưa quyết liệt

Báo cáo tại phiên chất vấn sáng 6/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, việc cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời, quyết liệt.

Tỉnh Hoà Bình dự sự kiện của Đại sứ quán Vương quốc Ả-rập Xê-út

Ngày 6/11, đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã dự sự kiện "Biến thách thức thành cơ hội: Những đóng góp của Quỹ Phát triển Ả-rập Xê-út tại Việt Nam và trên thế giới” do Đại sứ quán Vương quốc Ả-rập Xê-út tại Hà Nội tổ chức.

Huyện Đà Bắc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp huyện Đà Bắc đã chủ động tham mưu cấp ủy triển khai nghiêm túc các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát (KTGS) năm 2023 đảm bảo tiến độ, chất lượng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, chú trọng công tác giám sát thường xuyên, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, sát với tình hình địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện.

Thắt chặt mối quan hệ giữa tỉnh Hoà Bình và tỉnh Tuv, nước Mông Cổ

Năm 2018, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội hai nước, HĐND tỉnh Hòa Bình đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ. Thông qua những chuyến thăm, trao đổi đoàn giữa hai địa phương, tỉnh Hòa Bình biết đến đất nước Mông Cổ xinh đẹp - xứ sở của những thảo nguyên bao la, người dân hiền hòa, mến khách; vùng đất của những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng nghìn năm. Chuyến thăm, làm việc của Tổng thống Mông Cổ và Phu nhân đến tỉnh thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai tỉnh, hai quốc gia.

Huyện Lạc Thuỷ: Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng

(HBĐT) - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Chỉ thị số 45 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoà Bình về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ (LSĐB) và giáo dục truyền thống cách mạng, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Lạc Thuỷ về vị trí, vai trò công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được nâng lên rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục