Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh 

Sau 15 năm thành lập, xây dựng và phát triển (15/10/2008) với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, Hội Sử học tỉnh Hòa Bình đã tập hợp được đông đảo những người đang hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trên địa bàn tỉnh. Hội đã đoàn kết, tập hợp được trên 1.000 hội viên, góp phần xây dựng, phát triển khoa học lịch sử, phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc; nâng cao trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia học tập, giáo dục lịch sử, bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của tỉnh và đất nước.


Thành viên Hội Sử học tỉnh trao đổi, tiếp nhận tài liệu, bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và các bản sắc phong lịch sử do dòng tộc họ Cao Viết - Mường Piệng trao tặng. Ảnh: H.D

Nhiệm kỳ II (2017 - 2022), trong điều kiện tình hình kinh tế đất nước và của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội. Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn đó, Hội Sử học tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng lực lượng hội viên và cộng tác viên có tâm huyết, trình độ chuyên môn, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học lịch sử của tỉnh nói riêng và khoa học lịch sử Việt Nam nói chung. Hội đã chủ trì và tham gia biên soạn, xuất bản nhiều công trình khoa học lịch sử quan trọng của tỉnh. Thực hiện tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các công trình, dự án liên quan đến lịch sử và văn hóa của các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Giữ mối quan hệ mật thiết và tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà sử học và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. 

Hệ thống tổ chức của Hội ngày càng được mở rộng. Hoạt động của Hội có nhiều đổi mới, đến nay, số hội viên có mặt ở khắp các địa bàn trong tỉnh, đã và đang tích cực nghiên cứu, giảng dạy, sưu tầm tài liệu lịch sử, quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân về lịch sử và truyền thống quê hương, góp phần đắc lực vào việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, Hội đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tham mưu Tỉnh ủy ban hành Đề án số 14-ĐA/TU về "Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020”; phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh thực hiện đề tài "Nghiêu cứu giá trị lịch sử, văn hoá các tư liệu, kỷ vật của Trung đoàn 52 Tây Tiến để giáo dục truyền thống và phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình”. 

Với những cố gắng, đóng góp và những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, Hội Sử học tỉnh từng bước khẳng định được vị trí, vai trò trong hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn lịch sử, tư vấn, phản biện, thẩm định các công trình khoa học lịch sử, văn hóa và hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.  

Trong những năm tới, nhiệm vụ của Hội Sử học tỉnh là vô cùng quan trọng nên vai trò của Hội luôn được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đánh giá cao. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tôi đề nghị trong thời gian tới, Hội cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ như sau:

Phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà sử học, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, các nhà sử học của tỉnh triển khai và hoàn thành việc "Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020” đảm bảo quy định. Đồng thời, tiếp tục triển khai sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương, các danh nhân văn hóa lịch sử trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.  

Tiếp tục chủ động phối hợp với các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 09-KL/TU, ngày 30/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng. 

Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh việc biên soạn tài liệu và đưa vào giảng dạy; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử đảng bộ các địa phương trong hệ thống nhà trường phổ thông theo Kế hoạch số 188/KH-UBND, ngày 22/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh. 

Tiếp tục củng cố về mặt quản lý và tổ chức. Quan tâm hơn nữa việc đào tạo và bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ hội viên, cộng tác viên trong việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương. 

Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Hội Sử học tỉnh và đặt kỳ vọng lớn vào Hội Sử học tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, phát huy lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.




Các tin khác


Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đoàn công tác làm việc với các địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công văn số 1086/TTg-QHĐP ngày 10/11/2023 nêu rõ: Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 và Quyết định số 853/QĐ-TTg ngày 17/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các đồng chí thành viên Chính phủ đã chủ trì tổ chức đoàn công tác làm việc với các địa phương đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 trong đó nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023: Triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào

Chiều 11/11, trong khuôn khổ Chương trình Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023, Tọa đàm khoa học "Triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp" đã diễn ra tại thành phố Huế.

Quy định 132-QĐ/TW: "Tảng đá" vững chắc trong thành trì chống tham nhũng

Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần bảo đảm tính nguyên tắc, đúng quy định

Thảo luận tại Tổ 15 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ĐBQH tỉnh Hòa Bình mong rằng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có quy định mang tính đột phá mang tính chất đặc thù, đặc biệt. Tuy nhiên, trên những cơ sở của pháp luật sẽ có những rà soát bảo đảm tính nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật.

Có chính sách, hỗ trợ kinh phí giúp hoạt động lưu trữ hiệu quả

Chiều 10.11, cùng với các ĐBQH tỉnh Bình Phước, Yên Bái, Bình Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đồng tình với việc sửa đổi Luật Lưu trữ (năm 2011). Để việc sửa đổi Luật phát huy hiệu quả, giải quyết khó khăn từ cơ sở, các đại biểu đề nghị rà soát kỹ các quy định của Luật để bảo đảm tính thống nhất với các luật liên quan, tránh được việc chồng chéo giữa các luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, có cơ chế, hành lang pháp lý đặc thù khuyến khích tối đa hoạt động lưu trữ; mở rộng hình thức tiếp cận hoạt động lưu trữ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục