Già làng Triệu Kim Lượng.

Già làng Triệu Kim Lượng.

(HBĐT) - Hôm nay là ngày vui của gia đình già làng Triệu Kim Lượng ở thôn Ngọc Lâm, xã Cao Dăm, huyện Lương Sơn. Ngôi nhà xây khang trang được khánh thành đúng vào dịp đón năm mới 2010. Già Lượng phấn khởi: Bản Dao Ngọc Lâm ấm no rồi. Nhà xây một, hai tầng đã thay thế nhà tranh tranh, tre cả rồi.

 

Thấm thoắt vậy mà đã ngót 20 năm chấm dứt những tháng ngày chồn chân, mỏi gối, người Dao lang thang khắp các triền núi, lần tìm miếng ăn. Đó là trước những năm 1990, từ Cao Răm, một số hộ kéo nhau nay núi này, mai núi nọ du canh, du cư khắp các xã Hùng Tiến, Đú Sáng (Kim Bôi). Năm 1991, nghe theo Đảng, Chính phủ, người Dao tập hợp và quay trở lại Cao Răm, lập nên bản Ngọc Lâm. Hành trình trở lại miền đất cũ để lại bài học lớn cho người Dao nơi đây. Chỉ có định canh, định cư, áp dụng KHKT vào sản xuất thì mới có ấm no. Người Dao hoàn toàn có thể làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất mà đã từng cho là mảnh đất cằn cỗi.

 

Để đúc rút và thực hiện được điều đó, già Lượng không quản ngại vượt dốc tham gia các lớp tập huấn về nông, lâm nghiệp. Khi đã thông hiểu, già lại soi đuốc đến từng gia đình tuyên truyền, vận động bà con khai hoang ruộng nước. Chỗ cao hơn thì trồng cây ngô, cao nữa thì trồng bương, luồng. Vốn chỉ quen với lối phát nương, chọc lỗ tra hạt, nên già Lượng phải gương mẫu thực hiện trước, nói phải đi đôi mới làm, dân bản mới tin và làm theo. Ban đầu là việc làm ruộng bậc thang, đưa giống lúa, ngô mới vào trồng. Giống mới năng suất cao nhưng không được “bỏ mặc” như dân bản thường làm trước đây mà phải chăm sóc theo lỹ thuật. Đến vụ thu hoạch, thóc, ngô vàng rộm khắp cả gian nhà. Già mời các hộ đến lý giải: Cây cũng phải được chăm sóc, cho ăn đúng, ăn đủ mới khoẻ mạnh, cho nhiều bắp, nhiều hạt. Chỉ với cái lý đơn giản vậy mà dân bản đã ưng cái bụng. Hiện nay, các giống lúa Khang Dân, ngô 9698, LVN 10 đã phủ xanh vài chục ha đất canh tác của bản. Tháng ba, ngày tám, bữa cơm đầm ấm đã lan toả khắp bản nhỏ. Năm 2008, trong một lần ra Miếu Môn (Hà Nội), già Lượng đã đem về một nắm dây khoai lang cao sản. Già mang lên đồi trồng thử cho kết quả đúng như mong đợi. Cây sai lúc lỉu, có củ nặng tới 12 kg, tư thương chào mua 3.000 – 4.000 đồng/kg . Năm 2009, cả bản đã mở rộng diện tích trồng khoai cao sản được trên 10 ha. Già Lượng phổ biến vanh vách kỹ thuật trồng cho bà con trong ngày họp bản. Nào là đào luống sâu 40 cm, dây cách dây 30 cm đến độ dài của dây là 30 cm… Vụ thu hoạch vừa qua, nhiều hộ trong bản thu được vài chục triệu đồng. Mua xe máy, ti vi không còn là chuyện khó.

 

Có nông sản hàng hoá rồi nhưng làm thế nào để tư thương không ép giá, cái lưng người Dao không còn còng xuống vì phải gùi? Trăn trở với câu hỏi đó, già Lượng đã vận động nhân dân góp tiền mở đường cho xe ôtô lên đồi. Không ít bà con cho là viển vông, nhưng già Lượng thuyết phục: Con đường mở ra cũng là con đường làm giàu. Không có đường chẳng khác nào không có chân, không đi được đến đâu, biệt lập với bên ngoài thì đời đời, kiếp kiếp cứ ở trong nhà gianh mãi. Vậy là 26 hộ trong bản đều nhất trí đóng góp trên 3 triệu đồng/hộ. Con đường uốn khúc nối lên đồi Ngọc Lâm giờ ôtô đã bon bon ngược xuôi mang theo những chuyến hàng, đem ấm no về cho dân bản. Năm 2009, thu nhập bình quân của bản đạt trên 6 triệu đồng/người.

 

Một bản nhỏ dưới chân núi Ngọc Lâm có đến hơn 30 chiếc xe máy, nhà xây ngói đỏ không thiếu, nhưng già Lượng vẫn trăn trở với cái sự học của con em nơi đây. Chỉ vì đường xa, cách trở và còn lo kiếm ăn nên hầu hết con trẻ chỉ học hết cấp 1, cấp 2, hiếm có đứa nào học lên cấp 3. “Chỉ có cái chữ, người Dao mới thoát nghèo bền vững”. Với suy nghĩ đó, già đã vận động các gia đình cho con em ra xã, thị trấn học. Năm học 2008 – 2009, bản đã có 4 người học hết cấp 3, đặc biệt đã có 1 em thi đỗ và đi học đại học. Dân bản còn thống nhất với đề xuất của già đóng góp trên 70 triệu đồng để bạt đồi xây trường tiểu học, chấm dứt cảnh trường tranh, vách đất. Người Dao nơi đây ai cũng bảo, già Lượng là trụ cột của bản Ngọc Lâm.

 

                                                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục