Phía sau bốn người lính trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào trưa 30-4-1975 là những người vợ với trái tim đầy tin yêu

 

Ngày18-4, trong khi bốn chiến sĩ năm xưa đang ngồi trong Hội trường Thống Nhất kể lại cho hàng trăm học sinh nghe khoảnh khắc xe tăng của mình húc tung cổng Dinh Độc Lập, cách đó vài trăm mét, trong một nhà khách, những người vợ của họ ngồi với nhau, rơm rớm nước mắt nhớ lại một thời khổ cực “vợ hậu phương ngóng chồng tiền tuyến”.


Từ trái qua: Bà Nguyễn Thị Tiến (vợ của lái xe 390 Nguyễn Văn Tập), bà Nguyễn Thị Ngọc (vợ pháo thủ Lê Văn Phượng),
bà Nguyễn Thị Bé (vợ pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên) và  bà Nguyễn Thị Đông (vợ trưởng xe Vũ Đăng Toàn)


Xe tăng và phấn màu


Những “người lính lịch sử” trên gồm: trưởng xe tăng 390 - trung úy Vũ Đăng Toàn; pháo thủ 1- trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên; đại đội phó kỹ thuật, pháo thủ số 2 - thiếu úy Lê Văn Phượng; lái xe - trung sĩ Nguyễn Văn Tập. Bao nhiêu năm qua, những người vợ của họ chỉ được biết chiến công của chồng qua... phim, ảnh.


Trưa 18-4, đôi mắt những người vợ rất lạ khi được tận mắt nhìn chiếc xe tăng 390 trưng bày trong khuôn viên Hội trường Thống Nhất. Cả bốn người lại gần chiếc xe tăng lịch sử xuýt xoa như gặp “tri kỷ”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, vợ pháo thủ Lê Văn Phượng, nhớ lại: “Thời chiến tranh, hằng ngày đọc báo được biết bộ đội giải phóng đi đến đâu là tôi và bạn bè lại dùng bút màu tô đến địa điểm đó trên bản đồ VN. Năm 1971, cưới nhau được 2 ngày là anh đã lên đường đi đánh Mỹ”.

Vợ lái xe 390 Nguyễn Văn Tập cũng cho biết mình mới sống đời vợ chồng được 10 ngày thì chồng cũng ra  mặt trận. Còn bà Nguyễn Thị Đông, vợ trưởng xe tăng 390 Vũ Đăng Toàn, hạnh phúc hơn vì ở bên chồng “được tới” 26 ngày sau khi cưới.

Chị kể: “Chồng đi đằng đẵng, hằng đêm đọc thư chồng mà nước mắt cứ chảy hoài. Rồi một ngày tôi nghe đài đưa tin quân ta thắng lớn. Tôi thầm nghĩ thế là anh sắp về”!


“Đã được anh bù đắp”


“Chồng đi chiến đấu, một mình tôi chăm sóc bố mẹ già yếu. Làm cật lực nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Nhiều lúc cứ tưởng mình không thể gánh vác nổi vai trò của người vợ chốn hậu phương” - bà Nguyễn Thị Đông bộc bạch.
 
Giải phóng, anh về. Chín năm sau bà bị rối loạn thần kinh thực vật, cơ thể suy nhược, mất ngủ triền miên. Tình thế đó buộc trưởng xe tăng 390 phải làm đơn nghỉ theo chế độ.

Ngồi nói chuyện với tôi, mắt bà Đông đỏ hoe khi nhớ cảnh chồng mình rời quân ngũ về nhà làm đủ thứ nghề để nuôi gia đình. “Hết làm đậu phụ, anh ấy chuyển qua làm bánh đa rồi chăn nuôi, làm ruộng thậm chí có lúc buôn sắt vụn”.
 
Ông Toàn cho biết hiện nay gia đình ông đang sống trong một căn nhà cũ kỹ ở tỉnh Hải Dương. “Kinh tế gia đình bấp bênh nhưng một mái nhà tranh hai trái tim vàng” - ông Toàn  dí dỏm.


“Tôi chưa thấy ai thương vợ như anh ấy: hái lá nấu nước cho tôi gội đầu, xách nước cho tôi tắm... Đàn ông mấy ai chịu làm chuyện đó!” - bà Ngọc khoe. Sau chiến tranh, từ một anh pháo thủ, thiếu úy Phượng chuyển sang nghề hớt tóc. “Hàng chục năm ở với nhau, anh ấy không hề lớn tiếng với tôi. Tôi đã được bù đắp rất nhiều!” - bà Ngọc bùi ngùi.


Chiến tranh đi qua 35 năm, song những bộn bề lo toan về cuộc sống vẫn còn ở trước mắt. Nhất là do hoàn cảnh riêng, sau chiến tranh, các anh đều không theo binh nghiệp. Trong khi đó làm kinh tế không giỏi nên chẳng nhà nào có được đời sống khá giả. Có ông hiện nay mỗi tháng hưởng trợ cấp chỉ khoảng 1 triệu đồng.

Ấy vậy mà khi chúng tôi hỏi những người vợ: “Các chị có gì nuối tiếc khi chọn lính làm chồng hay không?”, chị Ngọc đại diện trả lời tôi một cách dí dỏm  bằng việc đọc ba câu thơ: “Em thích lấy chồng bộ đội cơ/ Lấy chồng bộ đội để mà mơ/ Mơ nhiều chiến công thắm ngọn cờ”.

Khoảnh khắc huyền thoại!


“Sáng 30-4,  cuộc chiến đấu trên cầu Sài Gòn diễn ra ác liệt, 3 xe tăng của ta bị cháy... Xe 390 lao lên vượt qua những chướng ngại vật và tiến về ngã tư Hàng Xanh rồi rẽ trái theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đến đầu cầu Thị Nghè, chúng tôi phát hiện  xe 387 của ta bị thương, một chiến sĩ bộ binh đi cùng xe hy sinh. Lúc này, xe 390 dẫn đầu đội hình... Khi xe 390 tiến sát cổng chính Dinh Độc Lập, lái xe Nguyễn Văn Tập hỏi tôi: “Thế nào anh Toàn”, tôi ra lệnh cho đồng chí Tập nhấn ga, xe 390 chồm lên húc tung cánh cổng, tiến thẳng vào sân dinh.


Hình ảnh cổng Dinh Độc Lập bị đổ sập là biểu tượng cho sự toàn thắng của ta và thất bại của Mỹ - Ngụy. Để có được giây phút vẻ vang đó, bao đồng đội của tôi đã nằm xuống!”.

 

                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục