Lãnh đạo tỉnh ta làm việc với Bộ GD-ĐT.

Lãnh đạo tỉnh ta làm việc với Bộ GD-ĐT.

(HBĐT) - Chiều 12/10, tại Hà Nội, đoàn công tác của tỉnh ta gồm các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở GD&ĐT, Nội vụ, Tài Chính, KH&ĐT, Văn phòng UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Tiếp là làm việc với Đoàn công tác có Bộ trưởng Phạm Vũ Luận; Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo các Vụ chức năng trực thuộc Bộ.

 

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo sơ bộ tình hình phát triển sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2015. Trong đó khẳng định: Những năm qua, mạng lưới trường, lớp học đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân và con em các dân tộc trong tỉnh. Chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo đạt trên 99,5%. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến rõ nét. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp phát triển mạnh. Cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 19 trường mần non, 63 trường tiểu học, 25 trường THCS, 3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

 

Tuy nhiên, sự nghiệp GD&ĐT vẫn còn những khó khăn do đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn trong tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Nhiều trường học còn thiếu phòng học, phòng bộ môn. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều. Chế độ chính sách cho giáo viên mần non còn hạn chế. Tỷ lệ học nghề thấp. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia gặp nhiều khó khăn… Theo đó, tỉnh ta đã kiến nghị, đề xuất với Bộ GD&ĐT 3 nhóm vấn đề liên quan đến chế độ chính sách; nâng cấp, thành lập các cơ sở GD&ĐT; kế hoạch vốn thực hiện Đề án kiến cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

 

Cụ thể: Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm trình Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 161 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non cho phù hợp với quy định của Luật Giáo dục để thực hiện tốt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2010 – 2015; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49 ngày 11/5/2010 của Chính phủ về quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập, mức thu và quản lý sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.  Đề nghị Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan nghiên cứu cải cách cơ chế QLHC các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT theo hướng cấp huyện có một cơ sở giáo dục các cấp học, bậc học nhằm giảm bớt bộ máy tổ chức, quản lý sự nghiệp, tăng cường phân cấp cho cấp huyện quản lý mạng lưới giáo dục công lập.

 

Bên cạnh đó, tỉnh ta cũng đề nghị với Bộ GD&ĐT thẩm định hồ sơ nâng cấp trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình thành trường CĐ Kinh tế- kỹ thuật Hòa Bình; nâng cấp trường Trung cấp Y tế Hòa Bình thành trường CĐ Y tế Hòa Bình; nâng cấp trường CĐSP thành trường Đại học Hòa Bình; đầu tư xây dựng xây dựng một số cơ sở giáo dục - dạy nghề cho học sinh khuyết tật; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thành lập trường đại học tư thục ASEAN. Đồng thời, đề nghị Bộ báo cáo với Chính phủ cấp bổ sung 369.520 triệu đồng để thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; tiếp tục bổ xung vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 – 2015 cho tỉnh và đề nghị cho phép địa phương tham gia chương trình phát triển giáo dục trung học và đầu tư phát triển trường chuyên để xây dựng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ thành trung tâm chất lượng cao của tỉnh trong giai đoạn 1 từ năm 2010 – 2015…

 

Những đề xuất, kiến nghị của tỉnh ta đã được đại diện các Cục chức năng trực thuộc Bộ GD&ĐT tiếp thu, giải trình làm rõ thêm và cho đây là những ý kiến cơ bản phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp GD&ĐT chung của cả nước.

 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chúc mừng những thành tựu phát triển KT – XH của tỉnh ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Đồng chí nhấn mạnh: Trong những năm qua, giáo dục Hòa Bình đã có bước phát triển vững chắc cả về quy mô, số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất và đội ngũ. Đồng chí cơ bản đồng tình, nhất trí với những kiến nghị của tỉnh ta và cũng đề nghị với lãnh đạo tỉnh cần đề ra mục tiêu, phương hướng cho sự nghiệp GD&ĐT trong những năm tiếp theo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và có sự thống nhất giữa các mục tiêu.

 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng định hướng cho tỉnh cần hợp nhất các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, tin học, ngoại ngữ, GDTX, trung tâm học tập cộng đồng vào một đầu mối để tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả hoạt động. Riêng đối với trường CĐSP cần mở thêm các ngành nghề ngoài sư phạm để chuyển đổi thành trường cao đẳng cộng đồng làm nền tảng nâng cấp lên trường Đại học Hòa Bình.

 

Về cải cách bộ máy quản lý các nhà trường, Bộ trưởng đề nghị tỉnh ta lập phương án phối hợp với các vụ chức năng của Bộ để xây dựng đề án triển khai thực hiện thí điểm.

 

                                                                                            Hoàng Nga

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục