Cử tri xã Pà Cò quan tâm tìm hiểu tiểu sử các ứng cử viên đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp.
(HBĐT)- Băng rôn, khẩu hiệu chào mừng ngày bầu cử được treo trên các tuyến đường liên xã, liên xóm. Ban bầu cử xã cùng các tổ bầu cử khẩn trương với công tác chuẩn bị và tất bật cho các cuộc tiếp xúc cử tri. Người dân tranh thủ thời gian đến khu vực niêm yết tìm hiểu danh sách cử tri, tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp. Đó là ghi nhận ban đầu của chúng tôi khi đến với đồng bào dân tộc Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) trong những ngày giữa tháng 5.
Ông Sùng A Nhà, Chủ tịch MTTQ xã Pà Cò cười vui: “Nhận thức rõ mục đích ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nên ngay sau khi được tiếp thu việc triển khai công tác bầu cử ở huyện, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Pà Cò đã khẩn trương họp bàn, thành lập Ban bầu cử của xã và chỉ đạo triển khai đồng bộ ở tất cả các xóm với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao”. Pà Cò có 1.547 cử tri cùng 8 tổ bầu cử. Năm nay, nhờ cấp ủy, chính quyền xã đã chú trọng nghiên cứu các tài liệu, văn bản hướng dẫn nên việc hiệp thương, giới thiệu đại biểu được thực hiện đúng thủ tục, trình tự, đảm bảo dân chủ, khách quan theo quy định của pháp luật. Toàn xã có 1 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, 2 ứng cử viên đại biểu HĐND huyện và 41 ứng cử viên HĐND cấp xã. Theo đánh giá của Ban bầu cử, chất lượng người ứng cử nhiệm kỳ này cao hơn nhiệm kỳ trước. Trong 41 ứng cử viên HĐND xã có 20 người trình độ văn hóa 12/12; 17 người trình độ 9/12; 7 người có trình độ sơ cấp chính trị trở lên; 9 người có trình độ chuyên môn trung cấp; 24 đảng viên, 7 ứng cử viên là nữ và 19 ứng cử viên là ĐVTN.
Xác định một trong những yếu tố dẫn đến thành công của cuộc bầu cử là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Những tháng qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã Pà Cò đã vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân. Thông qua hệ thống loa truyền thanh của các xóm và đội ngũ cán bộ làm công tác bầu cử trực tiếp gặp gỡ tuyên truyền cử tri tại khu dân cư đã giúp người dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình tham gia bầu cử; hiểu rõ hơn những tiêu chuẩn của người tham gia ứng cử và những điều quy định mới của Luật bầu cử. “Đặc biệt càng gần đến ngày bầu cử công tác tuyên truyền càng được đẩy mạnh. Nhiều xóm đã đọc tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trên hệ thống loa truyền thanh và vận động, nhắc nhở người dân không đi làm ăn xa trong ngày bầu cử. Khi đi lao động phải giữ gìn sức khỏe, không để xảy ra ốm đau để làm trọn nghĩa vụ công dân trong ngày bầu cử”. Ông Sùng A Nhà cho biết.
Song song với công tác tuyên truyền, xã Pà Cò đã quan tâm tới giữ gìn ANTT cho cuộc bầu cử thắng lợi. Theo ông Sùng A Sía, Trưởng Công an xã, ngay từ giữa tháng 4, Ban Công an xã đã xây dựng phương án bảo vệ an toàn trước, trong và sau bầu cử, phân công trách nhiệm cụ thể cho các công an viên. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên của công an viên, từ ngày 15/4 – 15/5, mỗi tuần, Ban công an xã tổ chức đi tuần một lần quanh xã để nắm bắt tình hình an ninh trật tự, kiểm tra, bảo vệ an toàn những nơi niêm yết danh sách cử tri và các ứng cử viên cũng như kịp thời phát hiện, kiểm tra người lạ mặt ra vào địa bàn. Từ ngày 16/5, hàng sáng, Ban công an xã tổ chức đi tuần và mỗi tối tổ bảo vệ an ninh của xóm phối hợp với lực lượng DQTV tăng cường tuần tra, canh giác nhằm giữ vững ANTT. Đồng thời, lực lượng công an xã đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho 8 cuộc tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên HĐND cấp xã tại các xóm và cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh tổ chức tại xã. Hiện tại, lực lượng công an xã cũng đang tăng cường bảo vệ những địa điểm được lựa chọn để cử tri đến bầu cử.
Mặc dù là địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng nhờ tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và ủng hộ của cử tri, đến thời điểm này, xã Pà Cò đã cơ bản hoàn tất các phần việc phục vụ cho công tác bầu cử. Đông đảo cử tri đang hào hứng chờ đón ngày được cầm lá phiếu trên tay để thực hiện quyền công dân của mình.
Bình Giang
(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIII đã có buổi tiếp xúc, vận động bầu cử với cử tri xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Dù bận rộn với công việc nhưng cử tri có mặt đông đủ, nghiêm túc lắng nghe từng lời về tiểu sử và chương trình hành động của các ứng cử viên. Hầu hết ý kiến của cử tri đều là những lời động viên sâu sắc và sự mong mỏi: mỗi ứng cử viên khi trúng cử, chính thức trở thành ĐBQH sẽ làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
(HBĐT)- Ngày 17/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè - thu, vụ đông và công tác phòng - chống lụt bão và tìm kiếm kiếm cứu nạn năm 2011. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT)- Sáng 17/5, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng bộ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở NN& PTNT, Sở KH& ĐT; lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn và Công ty CPXD Phương Đông.
(HBĐT)- Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa năm 2011 diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình cả năm đạt khoảng 1.500mm – 1.600mm, có một số cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm mưa to đến rất to, có thể gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá ở nhiều khu vực miền Bắc và trên địa bàn tỉnh ta. Để hạn chế thấp nhất về thiệt hại do thiên tai gây ra, thành phố Hòa Bình đã tích cực, chủ động xây dựng phương án phòng - chống lũ bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Ấn Ðộ do Bà Mây-ra Cu-ma, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu cùng Phu quân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 17-5.
Cuối năm 1910, Bác Hồ (khi đó là Nguyễn Tất Thành) rời Trường Dục Thanh ở Phan Thiết vào Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Ngày đó phương tiện đi lại còn rất thô sơ. Xe lửa mới chỉ chạy loanh quanh Sài Gòn từ Chợ Cũ đi Tân Định và Chợ Cũ đi Chợ Lớn... Cả Sài Gòn lúc bấy giờ chỉ có chừng 5- 7 chiếc ô tô, vì vậy, 200 cây số từ Phan Thiết vào Sài Gòn, Bác vẫn phải đi bằng thuyền buồm.