Với 89% đại biểu tán thành, sáng 9/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, tổng mức đầu tư vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) giai đoạn 2011-2015 không quá 225.000 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để rà soát danh mục các dự án, công trình trong Nghị quyết số 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), 40 dự án đã được UBTVQH cho phép bổ sung năm 2011 và chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên trình UBTVQH xem xét, quyết định.
Quốc hội cũng yêu cầu không bổ sung mới danh mục, dự án, công trình sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2011-2015. Khẩn trương quyết định các giải pháp đối với các công trình, dự án thuộc diện chuyển đổi hình thức đầu tư, giãn, hoãn, không được tiếp tục sử dụng từ nguồn vốn TPCP giai đoạn 2011-2015
Không chuyển chỉ tiêu kế hoạch vốn TPCP được Quốc hội quyết định hàng năm sang năm sau, căn cứ tiến độ giải ngân để huy động vốn TPCP đáp ứng nhu cầu của công trình, dự án, không để tồn đọng vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động.
Trước đó, giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011, dự kiến kế hoạch năm 2012 và kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, một số đại biểu đề nghị Chính phủ bố trí vốn TPCP cho cả giai đoạn 2011-2015 đáp ứng khoảng 70% tổng mức đầu tư (khoảng 350.000 tỷ đồng, tương ứng với 70.000 tỷ đồng mỗi năm) để hoàn thành cơ bản các công trình đã được phê duyệt, giảm tối đa các tổn thất do các công trình dở dang.
Tuy nhiên theo UBTVQH, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn bất ổn, nền kinh tế còn khó khăn, nếu tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu vốn TPCP cho những công trình, dự án đã được phê duyệt thì ước tính cần phát hành khoảng 405.000 tỷ đồng, tính cả trượt giá khoảng 500.000 tỷ đồng, như vậy sẽ vượt quá khả năng huy động của nền kinh tế, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô.
Theo Chinhphu.vn
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và giờ kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội.
(HBĐT) - Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động được triển khai từ năm 2000 đến nay đã được các cấp, ngành, tập thể, cá nhân hưởng ứng và có sức lan toả đến tất cả các xã, phường, thị trấn, khu dân cư trên toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ góc độ là cán bộ luân chuyển từ Văn phòng UBND huyện Yên Thuỷ về xã Bảo Hiệu, đồng chí Vũ Minh Toàn, Chủ tịch UBND xã cho rằng, công tác tại xã, chúng tôi đã được cấp uỷ, chính quyền sở tại quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện về nhiều mặt. Nếu thiếu đi những yếu tố này, chúng tôi khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có được thuận lợi đó, chúng tôi càng phải cố gắng hơn trong công tác.
(HBĐT) - Ngày 7/11, TT HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị liên tịch bàn nội dung, chương trình kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ 2011-2016. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong TT HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND, UB MTTQ, các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, TAND, Viện KSND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, để đưa đất nước phát triển với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp, cả dân tộc có rất nhiều việc phải làm, trong đó quan trọng nhất là phải tiếp tục tăng cường và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 6/11, Thủ tướng nước Cộng hòa Estonia Andrus Ansip (Cộng hòa E-xtô-ni-a An-đơ-rút An-síp) đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Estonia kể từ khi Estonia tuyên bố độc lập (năm 1991).