Chuyển bệnh nhân lên máy bay

Chuyển bệnh nhân lên máy bay

Ngư dân đánh bắt xa bờ và thân nhân của họ luôn nhớ và kể về những câu chuyện được cứu thoát khỏi bàn tay tử thần mặc dù họ đang ở ngoài đảo xa cách đất liền hàng trăm kilômét.

 

  • Ở căn cứ sân bay Trà Nóc

Tại Tiểu đoàn căn cứ sân bay Trà Nóc, TP Cần Thơ lúc 5 giờ sáng, dưới những ánh đèn điện leo lét trong màn đêm tối đen, các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 917, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đang khẩn trương kiểm tra công tác kỹ thuật lần cuối chiếc máy bay trực thăng Mi171 - Sar04 cho một chuyến bay dài theo nhiệm vụ đột xuất.

Bên cạnh chúng tôi, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 121 cũng đang chờ đợi giây phút lên đường. Trung tá Lý Hữu Lộc, bác sĩ chuyên khoa I, khoa Chấn thương, tâm sự: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện một ca vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay trên một quãng đường dài. Chúng tôi quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này”.

Khoảng 5 giờ 30, đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 917, vừa cho phép đoàn chuyển các dụng cụ, vật chất lên máy bay vừa cho biết: “Đơn vị đang huấn luyện bay, đỗ ở căn cứ nhà giàn DK-1/10 thì nhận được lệnh sẵn sàng thực hiện chuyến bay đến đảo Song Tử Tây để chuyển hai ngư dân bị tai nạn nghiêm trọng về đất liền cứu chữa. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Tổ bay đã sẵn sàng chờ lệnh cất cánh”.

Để đảm bảo thành công, nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này được giao cho phi đội 1 anh hùng của trung đoàn. Thành phần tổ bay đều là những cán bộ dày dạn kinh nghiệm có trình độ cao và đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay dài (trong đó có bay ra quần đảo Trường Sa), hay những chuyến bay vào vùng tâm bão, tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Sau khi nhận nhiệm vụ, mọi công tác chuẩn bị được cấp tốc hoàn thành. Toàn phi đội đã tổ chức hội ý, một loạt phương án bay được đưa ra để mọi người góp ý và lựa chọn phương án tối ưu nhất với yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình bay và đảm bảo làm sao đường bay có thời gian ngắn nhất để đưa nạn nhân từ đảo vào đến bờ, bởi vì mỗi giây trôi qua là lại thêm phần nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Khoảng 6 giờ 30, toàn tổ bay nhận mệnh lệnh cất cánh. Gần 10 phút sau, chiếc Mi171 do thượng tá Ngô Vi Sơn - cơ trưởng; thượng tá Trần Như Vy - lái chính, chủ nhiệm bay; thượng tá Nguyễn Thanh Đoan - dẫn đường; các cơ giới trên không gồm thượng tá Cao Gia Sinh và thượng tá Phạm Văn Tuấn, dần dần rời đường băng đưa phi hành đoàn và 3 y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 121 bay vào bầu trời xanh thẳm.

  • Ân tình quân dân

Thượng tá Trần Như Vy là một trong những tay lái kỳ cựu của đơn vị và đã hai lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân trên quần đảo Trường Sa về đất liền.

Anh kể lại: “Tôi đã thực hiện hai chuyến bay: một vào năm 2010, đưa đảo trưởng đảo Đá Lát bị tràn dịch màn phổi và năm 2011 đưa hai ngư dân bị tai biến do áp lực nước khi lặn dưới biển ở đảo Trường Sa vào đất liền cứu chữa an toàn. Đặc biệt, khi đưa hai ngư dân vào bệnh viện ở đất liền lại vào đúng mùa mưa bão nên thời tiết rất phức tạp. Trên đường đi về, máy bay phải bay dưới những cơn mưa nặng hạt. Khi đó, tin từ đài không lưu, chỉ cần bay lên độ cao 2.000m so với mặt nước biển sẽ vào vùng an toàn không có mưa. Thế nhưng, tình trạng bệnh nhân lúc đó rất xấu, nếu bay lên cao tuy an toàn hơn nhưng lúc đó bệnh nhân đang được thở oxy nếu bay lên không khí sẽ loãng, áp suất giảm rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Tổ bay quyết định bay trong mưa, tuy khó khăn nhưng lại bảo vệ an toàn cho người bị nạn. Vượt qua những khó khăn vất vả, chuyến bay đã thành công, tính mạng bệnh nhân được bảo vệ an toàn”.

Đúng 12 giờ 30, sau khi vượt cả ngàn kilômét, bất chấp thời tiết phức tạp, dưới sự chỉ huy của cơ trưởng Ngô Vi Sơn, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn xuống đảo Song Tử Tây trước sự mong chờ của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo.

Trong bệnh xá đảo Song Tử Tây, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện 121 nhanh chóng tiếp cận bệnh nhân, khám xét, kiểm tra các vết chấn thương và tình hình sức khỏe bệnh nhân. Một giờ nữa, máy bay sẽ cất cánh để kịp thời gian đưa các nạn nhân vào cứu chữa trên đất liền.

Trung tá Vũ Văn Cường, Đảo trưởng kiêm Chủ tịch xã đảo Song Tử Tây, nhớ lại: “1 giờ 30 phút, tàu cá QNg-96459 TS chở hai bệnh nhân một bất tỉnh, một đang vật vã rên rỉ vì đau đớn đến đảo. Người bị bất tỉnh là Lê Phấn, còn người kia là Mai Văn Hòa. Cả hai bị tai nạn khi đang khai thác đánh bắt trên biển ở tọa độ 10o vĩ Bắc, 116o kinh Đông (cách đảo gần 100 hải lý). Hòa (sinh năm 1984, thuyền viên) bị chấn thương ở hai đùi. Còn ông Lê Phấn (sinh năm 1962, thuyền trưởng) bị bất tỉnh do dập nát cơ đùi trái, gãy lộ xương có dấu hiệu hoại tử và chấn thương vùng bụng. Ngay lập tức, hai nạn nhân được cắt bỏ những phần mô thịt bị hoại tử, vô trùng và nắn chỉnh, băng bó… Riêng đối với nạn nhân Lê Phấn, do bị mất máu quá nhiều cần phải tiếp máu ngay lập tức. Thế là quân dân toàn đảo sau khi nghe thông tin đã đến thử máu với tinh thần sẵn sàng hiến máu cứu người. Cuối cùng, nạn nhân đã được tiếp hai đơn vị máu giúp qua cơn nguy kịch và giữ được tính mạng khi đoàn đến”.

Gần 13 giờ 30, chiếc trực thăng đưa đoàn người quay trở về đất liền. Trên máy bay lúc này có thêm 3 vị khách nữa: ông Nguyễn Văn Thanh là thuyền viên tàu cá Qna-9117 TS bị đau ruột thừa vừa được quân y đảo Song Tử Tây mổ cấp cứu thành công, nay vào bệnh viện trong đất liền để kiểm tra lại và hai con trai của nạn nhân Lê Phấn. Anh Lê Xuân Thân, chiến sĩ đang công tác trên đảo Song Tử Tây, do bố bị tai nạn, được đơn vị tạo điều kiện cho nghỉ phép để chăm sóc bố. Ngồi cạnh tôi trên máy bay, Thân nghẹn ngào bộc bạch: “Thế là bố tôi sẽ được cứu sống rồi. Tôi rất cảm ơn tất cả mọi người đã có những hành động hết sức cao cả để cứu chữa các nạn nhân dù rằng đang ở ngoài biển đảo xa xôi”.

Theo kế hoạch, các ngư dân bị nạn sẽ được chuyển cứu về Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng tại TPHCM nhưng vì lý do thời tiết nên các nạn nhân đã được đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đón và đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe được đảm bảo.

Chuyến bay đã kết thúc thành công, mãi đọng lại trong lòng mọi người là hình ảnh chung sức cứu ngư dân bị nạn trên đảo Song Tử Tây, góp phần tô thắm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

 

                                                                 Theo SGGP

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Những người CCB của thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ trong thi đua lao động sản xuất, xóa đói - giảm nghèo.
Cụ Bùi Văn Te (xóm Tân, xã Phú Lai) kể lại chiến công lịch sử bắt giữ phi công giặc.

Gặp những nhân chứng lịch sử ở thành phố Hòa Bình tham gia giải phóng Sài Gòn

(HBĐT) - Thế hệ chúng tôi sinh ra sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng qua câu chuyện của những nhân chứng lịch sử đang sống tại TPHB, không khí của của những ngày mùa xuân đại thắng 1975 được tái hiện thật sinh động và cảm động. Với họ, những tháng ngày sống trong quân ngũ, hòa trong đoàn quân tiến qua các địa bàn Tây Nguyên, Tây Ninh, Long An tiến về giải phóng Sài Gòn là những ngày tháng hạnh phúc nhất. Lửa lòng của những CCB TPHB hôm nay đã làm trào dâng niềm tự hào trong thế hệ trẻ chúng tôi về dân tộc, một đất nước Việt Nam anh hùng.

Lũng Vân - “chốt thép” anh hùng

(HBĐT) - Có quá nhiều đổi thay so với thời điểm cách đây hơn một năm khi chúng tôi về Lũng Vân (Tân Lạc). Dù ở nơi “chốt thép” anh hùng vẫn còn vẹn nguyên những câu chuyện đánh giặc năm xưa được kể như tiếng rì rào của sóng lúa xanh giữa chập trùng rừng núi.

Ngày 30/4 ở Mường Diềm

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 30/4 hàng năm, những chiến sỹ trung đội dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) năm xưa lại tề tựu đông đủ ở nhà ông Lường Văn Mừng, xóm Bay để cùng ôn lại chiến công bắn rơi máy bay Mỹ năm nào. Trong những cuộc hội ngộ đó, các lão dân quân đã trở thành pho sử sống tiếp lửa truyền thống anh hùng cho thế hệ trẻ với những câu chuyện chiến đấu anh dũng trong giai đoạn lịch sử cách mạng hào hùng trên dãy núi Pu Canh.

Mai Châu chung sức cùng cả nước giải phóng miền Nam

(HBĐT) - Nhớ về những kỷ niệm cùng quân và dân huyện Mai Châu kiên cường, không ngại gian khó chống đỡ đạn bom của quân đội Mỹ ném dọc con đường 15, cầu Vạn Mai, bến phà Suối Rút, ông Hà Trọng Sinh, năm nay 83 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu bồi hồi kể lại: Trong khoảng thời gian máy bay Mỹ đánh phá huyện, mục tiêu của chúng là bến phà Suốt Rút, các cầu treo, cầu Vạn Mai, cầu Bãi Sang gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề.

Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, khi khắp nơi đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi hướng về kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp gặp một CCB đã từng tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị ác liệt năm nào.

Hội nghị trực tuyến thảo luận một số nội dung trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII

(HBĐT) - Ngày 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố thảo luận về một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII, đại diện UBMTTQ tỉnh, một số sở, ngành và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục