(HBĐT) - Là thương binh nặng hạng 2/4, mất 61% sức khỏe nhưng ông Đinh Như Thích, xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn vươn lên làm giàu trên vùng đất mới, trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh tế giỏi của xã Cao Sơn.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em, năm 1970, chàng trai Đinh Như Thích theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Lào. Trong một trận đánh ác liệt, ông bị thương nặng, được chuyển ra Bắc điều trị. Năm 1977, sức khỏe bình phục, ông xin phục viên về nhà và lập gia đình. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ ban đầu gặp nhiều khó khăn lại thêm vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhiều khi ông thấy bất lực, muốn từ bỏ tất cả. Nhưng rồi nghĩ mình là trụ cột gia đình, không thể để vợ con đói khổ mãi được. Năm 1982, vì dòng điện của Tổ quốc, gia đình ông cùng với những người dân vùng hồ sông Đà, xã Tiền Phong đã chuyển lên tái định cư trên vùng đất mới Cao Sơn. Trên trận tuyến mới ông luôn tích cực tham gia công tác xã hội và xây dựng kinh tế ở địa bàn. Chia sẻ với chúng tôi, ông Thích cho biết: Hoàn cảnh gia đình lúc ấy vô cùng khó khăn lại không có vốn, đói kém thường xuyên nên tôi luôn nung nấu ý chí phải tự mình vươn lên làm giàu trên mảnh đất này. Thời kỳ đó, xã Cao Sơn là một xã kinh tế nghèo nhất huyện, chưa có điện, giao thông xuống cấp đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao. Năm 1990, ông được bầu làm Chủ nhiệm HTX. Trong cương vị mới, ông luôn trăn trở tìm cách củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, xây dựng Cao Sơn thành một vùng quê giàu có. ông nhận thấy Cao Sơn là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa thoát được nghèo là do lối canh tác cũ, lạc hậu, chưa có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Để tìm hướng đi cho mình, năm 2006, với số tiền ít ỏi dành dụm được cùng với số tiền vay từ Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, ông quyết tâm đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, ông còn nhận thêm 2 ha đất rừng trồng cây lâu năm để lấy gỗ kết hợp với trồng một số cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn... và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ chăm chỉ làm ăn nên việc chăn nuôi của ông không ngừng phát triển, ngoài chăn nuôi lợn thịt, gia đình ông còn nuôi lợn nái cho xuất bán 2 lứa/năm. Bên cạnh đó, gia đình ông còn thu nhập từ luồng, hàng năm trừ các chi phí gia đình ông thu từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Năm 2011, được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về ổn định dân cư phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, gia đình ông được hỗ trợ nuôi 1 con bò giống lai Sind.
Ngoài thành công trong trong lao động sản xuất, ông Thích còn là thương binh gương mẫu, luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo, xứng đáng với lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Nhiều năm liền gia đình ông đều đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Bùi Thoa (Báo in 28 A1)
(HBĐT) - 37 năm sau ngày chiến thắng, cánh đồng bị bom Mỹ cày xới năm xưa giờ đây đã xanh màu ngô lạc trù phú. Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng ký ức, niềm tự hào về những năm tháng oai hùng đấu tranh bảo vệ đất nước vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí nhiều người dân Yên Thuỷ. Dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, qua lời kể của các cụ cao niên, tinh thần và khí thế những ngày kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Yên Thuỷ như sống dậy đầy sục sôi, nhiệt huyết ...
(HBĐT) - Thế hệ chúng tôi sinh ra sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng qua câu chuyện của những nhân chứng lịch sử đang sống tại TPHB, không khí của của những ngày mùa xuân đại thắng 1975 được tái hiện thật sinh động và cảm động. Với họ, những tháng ngày sống trong quân ngũ, hòa trong đoàn quân tiến qua các địa bàn Tây Nguyên, Tây Ninh, Long An tiến về giải phóng Sài Gòn là những ngày tháng hạnh phúc nhất. Lửa lòng của những CCB TPHB hôm nay đã làm trào dâng niềm tự hào trong thế hệ trẻ chúng tôi về dân tộc, một đất nước Việt Nam anh hùng.
(HBĐT) - Có quá nhiều đổi thay so với thời điểm cách đây hơn một năm khi chúng tôi về Lũng Vân (Tân Lạc). Dù ở nơi “chốt thép” anh hùng vẫn còn vẹn nguyên những câu chuyện đánh giặc năm xưa được kể như tiếng rì rào của sóng lúa xanh giữa chập trùng rừng núi.
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 30/4 hàng năm, những chiến sỹ trung đội dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) năm xưa lại tề tựu đông đủ ở nhà ông Lường Văn Mừng, xóm Bay để cùng ôn lại chiến công bắn rơi máy bay Mỹ năm nào. Trong những cuộc hội ngộ đó, các lão dân quân đã trở thành pho sử sống tiếp lửa truyền thống anh hùng cho thế hệ trẻ với những câu chuyện chiến đấu anh dũng trong giai đoạn lịch sử cách mạng hào hùng trên dãy núi Pu Canh.
(HBĐT) - Nhớ về những kỷ niệm cùng quân và dân huyện Mai Châu kiên cường, không ngại gian khó chống đỡ đạn bom của quân đội Mỹ ném dọc con đường 15, cầu Vạn Mai, bến phà Suối Rút, ông Hà Trọng Sinh, năm nay 83 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu bồi hồi kể lại: Trong khoảng thời gian máy bay Mỹ đánh phá huyện, mục tiêu của chúng là bến phà Suốt Rút, các cầu treo, cầu Vạn Mai, cầu Bãi Sang gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề.
(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, khi khắp nơi đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi hướng về kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp gặp một CCB đã từng tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị ác liệt năm nào.