Sáng 29/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày Tờ trình Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Trình bày Tờ trình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Phan Trung Lý nêu rõ, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác định 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là để tiếp tục: Thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; Khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 góp phần xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế; tạo cơ sở hiến định để Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện quyền, nghĩa vụ quốc gia, góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới. Cuối cùng là sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.

Cụ thể hóa 9 nội dung cơ bản nêu trên, Dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Hiến pháp giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung 13 điều mới. Một số vấn đề hiện còn ý kiến khác nhau là về: Cách thể hiện các thành phần kinh tế trong Hiến pháp; thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; việc bầu thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; thẩm quyền phong hàm, cấp sỹ quan cấp cao của Chủ tịch nước; phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ; địa vị pháp lý của Hội đồng Nhân dân; cơ quan bảo vệ Hiến pháp; việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp...

Kế thừa kinh nghiệm xây dựng các bản Hiến pháp trước đây, tiếp tục phát huy đầy đủ và sâu sắc hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, để việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý quan trọng, rộng lớn trong nhân dân và cả hệ thống chính trị, Ủy ban đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Theo Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và ở địa phương; lấy ý kiến về toàn bộ nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện thông qua các hình thức: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác. Ủy ban đề nghị Quốc hội cho tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 3 tháng, bắt đầu từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến lần đầu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban sẽ chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo Nghị quyết của Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban sẽ tập hợp, tổng hợp và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013); sau đó tiếp tục hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013)./.

                                                                           Theo TTXVN
 
 

Các tin khác

Đoàn khảo sát thăm quan khu tái định cư cụm xã Tiền Phong – Vầy Nưa.
Lãnh  đạo LĐLĐ tỉnh, công đoàn các khu công nghiệp đến thăm và vui liên hoan cùng các cháu lớp mẫu giáo (con của cán bộ, công nhân lao động) Công ty TNHH Sankoh Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu năm 2012.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Báo Thái Lan đưa đậm họp Nội các chung Việt-Thái

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, báo chí Thái Lan ra ngày 28/10 đưa nhiều tin, bài và ảnh về Cuộc họp Nội các chung lần thứ hai giữa Việt Nam và Thái Lan vừa diễn ra tại Hà Nội, trong đó nhấn mạnh đến việc hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác và nhất trí nâng kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD vào năm 2015.

Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Bình Phước

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh phía Nam để kiểm tra tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ngày 28/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương đến thăm Đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Vát; gặp gỡ với 30 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về các biện pháp ứng phó với cơn bão số 8

(HBĐT) - Ngày 27/10, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh ký công điện khẩn số 14/CĐ-UBND gửi Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 8 năm 2012. Nội dung chính như sau:

Giao ban cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6

(HBĐT) - Ngày 27/10, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình đã đăng cai tổ chức Giao ban cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6 với chủ đề “Hiệu quả thực tế từ việc tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên báo chí”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Hội Nhà báo Việt Nam và trên 100 hội viên nhà báo thuộc Hội Nhà báo 5 tỉnh, thành: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình.

Tuổi trẻ Đà Bắc xung kích học tập và làm theo lời Bác

(HBĐT) - Đã 2 năm trôi qua, những cảm xúc lần đầu được đến thăm khu căn cứ cách mạng Mường Diềm (xã Trung Thành, Đà Bắc) trong Xa Thúy Hà dường như vẫn còn nguyên vẹn. Không giấu niềm xúc động, Hà thấy mình thật may mắn khi được tham gia hành trình về nguồn do Huyện đoàn Đà Bắc tổ chức, nhờ đó, em được hiểu hơn về những năm tháng sục sôi khí thế cách mạng, khắc sâu niềm tự hào của nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phần chắp thêm sức mạnh để em cũng như hàng trăm ĐV- TN tham gia hành trình năm ấy phát huy truyền thống cách mạng, thi đua học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phát triển đảng viên trong thanh niên nhập ngũ: Tạo nguồn cán bộ có chất lượng cao cho cơ sở

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi hiện vẫn còn có 79 xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Với đặc thù đó, trước yêu cầu xây dựng, củng cố nguồn cán bộ cơ sở có chất lượng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chú trọng thực hiện tốt việc phát triển Đảng trong LLVT và thanh niên nhập ngũ (TNNN), coi đây là một bước đột phá trong việc tạo nguồn cán bộ cho cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục