Lãnh đạo xã Cố Nghĩa và các ngành của huyện Lạc Thủy bàn triển khai quy hoạch đầu tư hạ tầng Trạm y tế xã.
(HBĐT) - Đảng bộ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 17 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ thôn, xóm, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan với 364 đảng viên. Đảng bộ xã luôn qua tâm nâng cao năng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên; quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, rà soát đánh giá chất lượng đội ngũ, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc, từng bước chuẩn hóa đội ngũ, bảo đảm quy hoạch gắn liều với nhu cầu sử dụng cán bộ trong tình hình mới.
Đảng bộ xã đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng cấp trên như thực hiện tốt Chỉ thị 03 về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”... Quan tâm nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, chấn chỉnh lề lối làm việc, chuyển từ tác phong hành chính sang phục vụ người dân. Đồng thời, tăng cường kiểm tra cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, lấy đó làm tiêu chí đánh giá, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, cán bộ, đảng viên đã có nhiều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ, đảng viên trong xã đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước quy định của địa phương, đi đầu trong phát triển KT-XH, xây dựng gia đình văn hóa.
Trong hoạt động, Đảng bộ xã thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao vai trò của cấp ủy, đồng thời, phát huy vai trò của cá nhân, thực hiện nói đi đôi với làm, nâng cao hiệu quả lãnh đạo các mặt công tác. Các đồng chí trong BCH Đảng bộ xã luôn chịu khó rèn luyện, tu dưỡng, gần dân, có lối sống lành mạnh, có thái độ tốt với nhân dân. BCH, BTV Đảng ủy xã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho MTTQ và các đoàn thể góp phần kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở. Từ năm 2010 đến nay, Cố Nghĩa không có tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể yếu kém. Xã đã thực hiện nhiều giải pháp khá hiệu quả hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, giúp cán bộ và nhân dân nâng cao hiệu quả sản xuất, triển khai các nhiệm vụ an sinh xã hội. Theo đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, đạt được những kết quả đáng mừng ở xã Cố Nghĩa.
Đồng chí Dương Xuân Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Cố Nghĩa cho biết: Nửa nhiệm kỳ qua, mặc dù có những khó khăn khách quan, tuy nhiên, KT-XH xã có nhiều khởi sắc, các chỉ tiêu đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Xã đã định hình được hướng phát triển trên cơ sở từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Thôn 5 có 80 hộ dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng phát triển cây ăn quả cam, quýt, nhãn đem lại hiệu quả khá, thu nhập bình quân khoảng 24 triệu đồng/người/năm. Thôn 2A phát triển chăn nuôi, TTCN dịch vụ hiệu quả... ước thực hiện năm 2013, tỷ trọng nông - lâm nghiệp; TTCN, thương mại, dịch vụ lần lượt 42,8%, 15,8%, 41,2%. Xã đã hoàn thành 8 tiêu chí xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,64%. 100% KDC đạt và giữ vững làng văn hóa, 82% hộ gia đình văn hóa. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2011, trường mầm non năm 2013, trường THCS đang phấn đấu đạt chuẩn vào năm học 2014 - 2015. 100% chi bộ đạt TS-VM, 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 90% hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng bộ xã giữ vững TS-VM.
Lê Chung
(HBĐT) - Trong lịch sử, người Dao xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã tự hào có mặt trong đội quân áo chàm của Đốc Ngữ đánh giặc ngoại bang. Trong cuộc khánh chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp, người Dao Toàn Sơn tự hào có Đội du kích Toàn Sơn, có đội trưởng Anh hùng liệt sĩ Triệu Phúc Lịch đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm làm quân giặc khiếp sợ.
(HBĐT) - Cứ vào cuối tháng 8, khi sắc trời xanh và nắng vàng rực rỡ, những người làm báo trong ngôi nhà Báo Hoà Bình lại xốn xang nhớ về ngày Báo Hoà Bình ra số đầu tiên (2/9/1962). Chặng đường 51 năm, từ thời Báo Hoà Bình sơ khai có trụ sở ở khu Đoàn Kết (nay thuộc phường Phương Lâm) những năm 60 đến thời Hà Sơn Bình có tên Báo Hà Sơn Bình (1976-1991), đóng đô ở thủ phủ Hà Đông... Biết bao thế hệ cán bộ, phóng viên của Báo với những đóng góp cụ thể làm nên truyền thống và lịch sử của tờ báo Đảng tỉnh Hoà Bình. Họ là những chiến sĩ xung kích, vững vàng trên mặt trận VH-TT; một lòng vì sự nghiệp báo chí cách mạng.
(HBĐT) - Ngày 30/8, đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ĐUQS tỉnh về thực hiện NQT.Ư 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 với mục tiêu ...“phấn đấu đến năm 2015, huyện Lương Sơn trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh”, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đã chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đạt được nhiều chỉ tiêu NQĐH đề ra hàng năm. Qua đó đã thay đổi đáng kể bộ mặt nơi cửa ngõ của tỉnh.
(HBĐT) - “Đó là 3 ngày 15, 16, 17/7/1968, lúc này, tôi là trung đội trưởng Trung đội 2, đại đội 5, tiểu đoàn 75, mặt trận B5 (đường 9) được giao chốt ở cao điểm 710, vành ngoài Khe Sanh. Bằng súng máy 12 ly 7, trung đội tôi đã bắn rơi 7 chiếc máy bay vận tải CH47, trong đó, tôi bắn rơi 1 chiếc. Chiến công vang dội này là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với toàn trung đội cũng như cá nhân tôi...”.