Cán bộ nữ huyện Yên Thuỷ ứng dụng CNTT trong học tập, công việc.
(HBĐT) - Kế thừa những kết quả đạt được của kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) giai đoạn trước, những năm gần đây, Ban VSTBPN huyện Yên Thuỷ đã xây dựng và triển khai có hiệu quả 7 mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG). Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể và của Ban VSTBPN các cấp đã từng bước hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch hành động năm 2013, Luật BĐG đã được triển khai tới toàn thể cán bộ cũng như nhân dân trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, Ban VSTBPN huyện đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông về Luật BĐG trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên hệ thống loa đài phát thanh tại các xóm, KDC, từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, dần xoá bỏ định kiến, quan niệm không phù hợp về vai trò của nam, nữ trong gia đình và xã hội. Đồng chí Trần Quang Thái, Phó Ban VSTBPN huyện Yên Thuỷ cho biết: Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, huyện đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhất là cán bộ nữ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ, năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nhiệm kỳ vừa qua, huyện Yên Thuỷ có tỷ lệ đại biểu HĐND cấp huyện là 7/35 đại biểu, chiếm 20%, cấp xã 77/346 đại biểu, chiếm 22,25%. Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách với cán bộ nữ, 6 tháng đầu năm đã xét duyệt nâng bậc lương cho 189 cán bộ, công chức, viên chức nữ; mỗi đơn vị toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đều có thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên là nữ. Cụ thể, toà án có 3/3 thẩm phán là nữ, Viện kiểm sát có 3/5 kiểm sát viên là nữ.
Với mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động, Ban VSTBPN huyện đã tăng cường kiểm tra, thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo tính công bằng trong chính sách đào tạo nghề, BHXH, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu. Hiện nay, toàn huyện có 26% phụ nữ nông thôn dưới 45 tuổi đã qua đào tạo dạy nghề, nhờ đó, nhiều chị em có thêm thu nhập từ phát triển nghề trồng nấm, may công nghiệp, dệt thổ cẩm, thêu ren...
Để nâng cao trình độ cho CB, CNVC-LĐ nữ trên địa bàn, Hội phụ nữ các cấp tiếp tục triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng các chương trình khuyến khích phụ nữ học tập nâng cao trình độ. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực trong công cuộc xoá mù chữ cho phụ nữ vùng sâu, xa, qua đó đã có 84% phụ nữ dưới 45 tuổi được xoá mù, 80% cán bộ nữ đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành được đào tạo, bồi dưỡng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.
Bên cạnh đó, các mục tiêu BĐG trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, trong lĩnh vực văn hoá thông tin, bình đẳng trong gia đình và dần xoá bỏ định kiến về giới... được triển khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực.
H.N
(HBĐT) - Liên đoàn lao động huyện Kim Bôi hiện đang quản lý 42 đầu mối công đoàn cơ sở, 127 công đoàn cơ sở với 3.551 công đoàn viên. Nhằm hỗ trợ và phát huy vai trò của các công đoàn viên, LĐLĐ huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai xây dựng mô hình dân vận khéo.
(HBĐT) - Trong mỗi cuộc giám sát, các đại biểu dành nhiều thời gian đi thực tế ở cơ sở để tìm hiểu rõ hơn chuyên đề, lĩnh vực giám sát. Hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới, những đề xuất, kiến nghị của cử tri đã được tổng hợp đầy đủ gửi tới các cấp, ngành liên quan xem xét, giải quyết.
(HBĐT) - Ngày 22/11, tại Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các sở, ban, ngành thuộc khối văn hóa - xã hội (cụm số 3) gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh, Sở VH – TT & DL, TT&TT, GD&ĐT, Y tế, LĐ – TB &XH, Đài PT - TH tỉnh, BHXH tỉnh, Bưu Điện tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Nhờ lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và thực hiện tốt các chính sách xã hội với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, từng bước thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của người dân.
(HBĐT) - "Với phương châm: "Mỗi ĐVTN một việc làm tốt, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực, chung sức xây dựng NTM", trong những năm qua, Đoàn xã Dân Chủ (TP Hoà Bình) đã đề ra nhiều chương trình, hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo ĐV-TN tham gia. Trong đó, đáng chú ý là phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp đã đóng góp cho tiêu chí 12 trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, góp phần hiệu quả vào tiến trình xây dựng NTM ở địa phương"- Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, Bí thư Đoàn xã Dân Chủ khẳng định.
(HBĐT) - Hiện nay, Công ty Điện lực Hòa Bình đang áp dụng công khai 30 quy định, quy chế trong vận hành, hoạt động của cơ quan. Việc thực hiện nghiêm túc theo những quy chế, quy định đã góp phần đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch. Chính điều này đã giúp cho Công ty Điện lực Hòa Bình nhiều năm liền được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở và được Tỉnh ủy lựa chọn là đơn vị làm điểm về triển khai xây dựng thực hiện QCDC ở cơ sở.