Hội viên Hội Phụ nữ xã Phú Lương (Lạc Sơn) giúp đỡ ngày công cải tạo vườn tạp, đầu tư trồng mía, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: H.D

Hội viên Hội Phụ nữ xã Phú Lương (Lạc Sơn) giúp đỡ ngày công cải tạo vườn tạp, đầu tư trồng mía, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: H.D

(HBĐT) - Năm nay bước vào tuổi 93, cụ Nguyễn Thị Chánh ở tổ 9, phường Thịnh Lang (TPHB) có lẽ là người trải qua và nắm rõ nhất phong trào “phụ nữ ba đảm đang” ở địa phương. Giọng nói tuy không mạnh mẽ như mấy chục năm trước hồi còn làm chủ nhiệm HTX, Chủ tịch xã nhưng dấu ấn về phong trào cứ ùa về sinh động.

 

Cụ Nguyễn Thị Chánh kể lại: Trong các năm 1965-1968, với vị trí chiến lược, Thịnh Lang trở thành trọng điểm bắn phá của quân Mỹ. Điển hình đêm 12/10/1967, máy bay Mỹ trút bom xuống xóm A1 làm 15 người chết (8 trẻ em), 10 người bị thương, cháy nhiều tài sản. Gạt nước mắt, dân quân xã đã phối hợp chiến đấu ngoan cường. Hàng trăm ĐV-TN xung phong lên đường vào Nam chiến đấu. ở hậu phương, phụ nữ đảm trách công việc cày, cấy. Chị em thức dậy từ 1-  2h sáng đi làm đồng để kịp buổi sáng sơ tán người và trâu, bò. Thời kỳ này, chị em phải giành giật với máy bay Mỹ từng giờ, phút để giữ vững tiến độ sản xuất với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong các năm từ 1973 - 1975, Thịnh Lang đều hoàn thành vượt mức nghĩa vụ thực phẩm cho Nhà nước. Xã đã làm nghĩa vụ 263,4 tấn lương thực, 32,4 tấn thực phẩm, 9.603 tấn mía, 34.400 đồng và đóng góp cho lực lượng trực chiến của xã nhiều ngày công, lương thực. Trong khó khăn, lần đầu tiên trong toàn tỉnh xuất hiện một nữ Anh hùng Lao động là phụ nữ Thịnh Lang. Chị Nguyễn Thị Khương, xóm A1 đã dũng cảm lội ruộng gỡ mìn để nhân dân sản xuất, chi viện cho tiền tuyến. Với thành tích này, chị đã vinh dự được gặp Bác Hồ. HTX Thịnh Lang cũng nổi tiếng toàn tỉnh với đợt thi đua đào đắp “mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ.

 

Năm 1965, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng cam kho, khốc liệt, phong trào “phụ nữ ba đảm đang” được phát động rầm rộ cả nước nhằm khích lệ phụ nữ phát huy mọi năng lực, phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Ngay sau đó, toàn tỉnh đã có 47.926 phụ nữ đăng ký phấn đấu đạt phụ nữ ba đảm đang và thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Trên mặt trận sản xuất, phụ nữ đăng ký làm thêm giờ, thêm việc, nhận việc khó, giỏi một nghề, biết nhiều nghề. Với chị em nông dân, năng suất cấy lúa ngày càng cao. Nếu như năm 1965 chỉ đạt 50 m2/ngày, đến năm 1968 đã tăng lên 250 m2/ngày. Trong đó phải kể đến các chị Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Bim công tác tại Trại nghiên cứu nông nghiệp tỉnh cấy 1.000 m2/ngày và được chọn đi cấy toàn miền Bắc. Trên các lĩnh vực, phụ nữ đảm nhận hầu hết công việc nặng nhọc thay cho nam giới đi chiến đấu. Chị em nông dân tích cực tham gia HTX, làm thuỷ lợi, đào đắp mương bai tưới tiêu. Riêng năm 1968, các HTX đã huy động 2,3 triệu ngày công làm thuỷ lợi, phụ nữ tham gia trên 1,4 triệu ngày công. Bom đạn, thiên tai không làm các chị nản lòng. Trong hoàn cảnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phụ nữ vẫn luôn nêu cao khẩu hiệu “năng suất cao, hoa màu nhiều, chăn nuôi giỏi, cây công nghiệp tăng”... Từ thực tế phong trào, hàng trăm chị được tham gia vào ban quản trị, nhiều chị làm chủ nhiệm HTX (2 chị làm chủ nhiệm HTX toàn xã, 19 chị làm chủ nhiệm HTX xóm, liên xóm). Trong lĩnh vực sản xuất TTCN, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao với khẩu hiệu “mỗi người làm việc bằng hai”, “tay búa, tay súng”. ở các lĩnh vực khác như giao thông, y tế, giáo dục, vây bắt giặc lái, chị em đều thể hiện vai trò, trách nhiệm, hiệu quả công việc. Khắp các miền quê trong toàn tỉnh, chị em thi đua đạt phụ nữ ba đảm đang với niềm tin thống nhất hai miền Nam - Bắc.

 

Phát huy truyền thống, phụ nữ Hoà Bình hôm nay đã và đang nỗ lực cố gắng, không ngừng vươn lên. Nhiều chị đã tích cực học tập tốt nghiệp đại học và không ít chị trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, giữ nhiều cương vị quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cơ sở đến tỉnh, T.Ư. Trong thời kỳ mới, các cấp Hội Phụ nữ đã phát động nhiều phong trào thi đua, khơi dậy được tính năng động, sáng tạo, đảm đang của chị em như “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”...  Đặc biệt là triển khai sâu rộng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lôi cuốn hàng vạn phụ nữ tham gia, đóng góp trí tuệ, sức lực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, địa phương. Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, có sức lan toả như “Hũ gạo tiết kiệm”, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

 

 

                                                                                           

                                                                                      Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục