Thời gian qua, Đảng ủy xã Suối Nánh luôn quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10, Đảng bộ xã Suối Nánh (Đà Bắc) có 8 chi bộ với 91 đảng viên. Đồng chí Bùi Văn Viên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Là xã vùng đặc biệt khó khăn, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế khiến cho KT -XH của xã chậm phát triển; chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa có điểm nhấn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao...
Trước thực tế đó, Đảng ủy xã đã tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ CB, ĐV trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ KH -KT vào sản xuất; động viên nhân dân phá thế độc canh trong sản xuất tạo sự chủ động trong phát triển KT -XH. Đồng chí Bùi Văn Viên cho biết thêm: Với đặc thù địa hình chủ yếu là đồi núi, đất canh tác có độ dốc lớn nên xã Suối Nánh hầu như không có đất lúa. Trong tổng số hơn 400 ha đất canh tác của xã chỉ có 27,4 ha lúa nước và 5 ha lúa nương, diện tích còn lại là ngô, sắn và dong riềng. Tuy là cây trồng chủ lực nhưng trước đây người dân chỉ trồng những giống ngô thuần địa phương với lối canh tác cũ, lạc hậu. Do đó, năng suất bình quân chỉ đạt 15 - 20 tạ /ha, mỗi năm cũng chỉ trồng được 1 vụ. Còn cây sắn và cây dong riềng tuy là cây trồng có năng suất cao nhưng chưa tạo được sức bật về kinh tế do giá cả bấp bênh, đường xá đi lại khó khăn nên thị thường tiêu thụ cũng hạn chế... Những yếu tố đó đã tác động đến đời sống người dân làm cho tỷ lệ hộ nghèo của xã luôn ở mức 60 - 70%.
Để tháo gỡ những khó khăn đó, Đảng ủy xã xác định bên cạnh sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp thông qua các chương trình, dự án đầu tư xã cũng phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có; tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị động viên nhân dân tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó, đội ngũ CB, ĐV phải phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu trong việc áp dụng tiến bộ KH -KT, đưa giống mới vào sản xuất.
Từ định hướng đó đã đem lại hiệu quả tích cực như ở xóm Cơi II là một trong những xóm khó khăn của xã. Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã về phát triển KT -XH, chi bộ xóm Cơi II đã tập trung chỉ đạo nhân dân đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng đưa các loại giống mới vào canh tác nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản xuất. Đội ngũ đảng viên và gia đình đảng viên trong xóm đã chủ động, mạnh dạn đi đầu đưa các loại giống ngô lai năng suất cao vào gieo trồng để thay thế các loại giống cũ, năng suất thấp. Từ đó đã tạo được niềm tin cho nhân dân. Tính đến nay, 100% hộ dân trong xóm đã đưa giống ngô mới vào sản xuất với năng suất bình quân đạt 40 tạ /ha. Hiện, xóm Cơi II đã xóa được hộ đói và vươn lên trở thành một trong những xóm có đời sống kinh tế khá của xã với mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng /năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ mức 70 - 80% nay đã giảm còn gần 50%.
Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Suối Nánh đã phá thế độc canh trong sản xuất bằng phát triển chăn nuôi. Đồng chí Bùi Văn Viên nhấn mạnh: Từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có nhiều giống vật nuôi được đưa vào thử nghiệm thành công đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đáng kể nhất là mô hình chăn nuôi dê. Trước đây, do điều kiện khó khăn, không có hộ nào nuôi dê do chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nhưng được sự hỗ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng, đến nay Suối Nánh đã và đang phát triển mạnh với khoảng 50 hộ đầu tư vào chăn nuôi dê. Đàn dê thương phẩm hiện đã phát triển lên 650 con. Trong đó, tập trung ở các xóm Cơi I, Duốc, Bưa Sen. Hộ ít nuôi từ 5 - 8 con, còn bình quân các hộ nuôi từ 15 - 20 con... Ngoài dê, các mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn và nuôi cá lồng cũng được đẩy mạnh.
Từ đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống người dân, đưa mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 9,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 47%. Đời sống người dân được nâng lên, các mặt văn hóa - xã hội được chú trọng, hàng năm, xã có 75% trở lên hộ được công nhận gia đình văn hóa. Qua đánh giá chất lượng hàng năm, Đảng bộ xã được công nhận TS -VM, tỷ lệ đảng viên được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 75% trở lên.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người mới đạt hơn 8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới gần 80%. Yên Thượng hiện vẫn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong. Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế được Đảng bộ xã Yên Thượng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu.
Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp thành công trên nhiều lĩnh vực. Những nét đổi mới nhất của kỳ họp này là công tác chất vấn và trả lời chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, năm 2014, bộ phận “một cửa” của UBND huyện Yên Thủy và các xã, thị trấn tiếp nhận khoảng 1.200 hồ sơ, đến nay đã giải quyết và trả hồ sơ, đạt hơn 90%; số còn lại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai. So với những năm trước đây, việc giải quyết thủ tục hành chính diễn ra nhanh gọn, thuận lợi hơn nhiều.
(HBĐT) - Phát huy phẩm chất của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, trong những năm qua, các cấp Hội và hội viên Hội CCB huyện Lạc Thủy đã không ngừng đẩy mạnh phong trào “CCB gương mẫu” gắn với các phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều việc làm cụ thể, phù hợp, gắn với thực tiễn hoạt động của Hội và tình hình, điều kiện của địa phương.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho 126 đồng chí là Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng bộ các xã, thị trấn trên địa bàn.
(HBĐT) - Xã Đoàn Kết (Đà Bắc) có gần 700 hộ, trên 3.000 nhân khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu trông vào 74,2 ha lúa, 335 ha ngô, 370 ha sắn, 20 ha dong riềng và khoai sọ, còn lại là một số ít diện tích trồng rau, đậu các loại và 1,7 ha cây ăn quả. Lĩnh vực chăn nuôi được xác định là thế mạnh, nhưng mấy năm nay, tổng đàn trâu, bò lại giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1.000 con, đàn lợn trên 1.700 con và gần 1,5 vạn con gia cầm. TTCN, dịch vụ hầu như chưa phát triển. Với cách sản xuất nông nghiệp thuần tuý, nhỏ lẻ, manh mún như vậy nên đời sống nhân dân chuyển biến chậm. Hiện nay, qua rà soát sơ bộ của xã, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 50%. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã mới đạt trên 8 triệu đồng, thấp hơn gần một nửa so với bình quân chung của huyện.