Lãnh đạo xã Thượng Cốc và các bạn trẻ cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của quê hương.
(HBĐT) - Đó là những ngày mùa thu trời xanh, gió mát, đồng lúa mướt xanh... Một mùa thu rộn ràng với tiếng trẻ nhỏ hát vang bài ca về tình yêu quê hương, đất nước Một cảm nhận gần gũi, thân thương khi chúng tôi trở lại Thượng Cốc - nơi in dấu đoàn quân Tây Tiến năm xưa.
Đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) phấn khởi đưa chúng tôi đến hội trường của Trung tâm học tập cộng đồng của xã. Không khí trong hội trường rộn ràng lời ca, tiếng hát và các điệu múa của ĐV-TN tích cực luyện tập văn nghệ để biểu diễn chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ huyện và kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Sau buổi tập, chúng tôi có dịp cùng các đồng chí lãnh đạo xã và các bạn trẻ trò chuyện về những câu chuyện lịch sử của quê hương
Câu chuyện kể về thời gian sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) để tăng cường cho địa bàn chiến lược miền Tây Bắc, một số đơn vị chiến đấu ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định được điều lên mặt trận Tây Bắc gồm: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình và miền tây Thanh Hoá để cùng nhân dân các dân tộc chiến đấu, phối hợp với các lực lượng yêu nước Lào chống kẻ thù chung. Ngày 27/2/1947, Trung đoàn Tây Tiến được thành lập (sau đổi tên là Trung đoàn 52). Đó là đội quân Tây Tiến hùng dũng, trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh. Vừa đặt chân lên miền Tây Bắc, đoàn quân Tây Tiến đã chiến đấu lập công xuất sắc.
Cuộc sống của bộ đội Tây Tiến hết sức gian khổ. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc là chuyện thường ngày, đến mức cả đơn vị phải cạo trọc đầu để khỏi chấy, rận như một đoàn quân “không mọc tóc”. Cuộc sống, chiến đấu chủ yếu ở trong rừng, ăn sắn, măng tươi, rau rừng. Một viên thuốc ký ninh phải hòa vào nước chia cho mấy người sốt rét. Chỉ riêng Trạm Quân y ở Châu Trang (nay là xóm Trang, xã Thượng Cốc) trong những năm 1947-1949, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Tây Tiến lần lượt hy sinh vì sốt rét, thiếu ăn, thiếu thuốc đặc trị. Nhưng trong cuộc sống gian khổ, ác liệt ấy, những cán bộ, chiến sĩ Tây Tiến đã để lại cho người dân nơi đây muôn vàn tình cảm yêu thương, trân trọng.
Rời UBND xã, đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã đưa chúng tôi tới Tượng đài Tây Tiến (xóm Trang, xã Thượng Cốc), nơi tưởng nhớ hàng trăm chiến sĩ Tây Tiến mãi nằm lại, gửi trọn tuổi thanh xuân của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Đài tưởng niệm Tây Tiến được Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Sơn xây dựng để tưởng nhớ những tấm gương tuyệt vời về ý chí chiến đấu, tinh thần chịu đựng gian khổ, lạc quan cách mạng của các chiến sĩ Tây Tiến; nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Thượng Cốc về lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của biết bao chiến sĩ để giành lại nền độc lập của nước nhà... Niềm tự hào của người dân Thượng Cốc hôm nay còn bởi sự nỗ lực, vượt mọi khó khăn để phát triển KT-XH. Trước năm 2000, người dân phải chịu đói ít nhất 2 tháng/năm, dịp lễ, Tết phải trợ cấp, nay thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, phát triển các ngành nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng. Số hộ có thu nhập khá dần tăng lên. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng được chăm lo. Xã có đủ hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và trường THPT vùng Quyết Thắng của huyện đặt tại địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong xã được đến lớp, đến trường. Đặc biệt, trường tiểu học, THCS của xã được đổi tên là trường Tây Tiến đã đem lại niềm vinh dự và tự hào cho thế hệ trẻ hôm nay.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh gồm các tổ chức cơ sở Đảng ở các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh, các Hội và một số doanh nghiệp với 71 chi, Đảng bộ trực thuộc (gồm 40 Đảng bộ và 31 chi bộ), hơn 3.400 đảng viên. Trong thời gian qua, Đảng bộ Khối đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về ”tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
(HBĐT) - Những ngày này, cả dân tộc Việt Nam đang náo nức hướng về ngày trọng đại của đất nước kỷ niêm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. 70 năm trước, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng triệu quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa- nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện lịch sử này là một mốc son chói lọi đánh đổ ách đô hộ của chế độ thực dân, phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 1/9, NHNN Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc NHNN, chi nhánh tỉnh Hòa Bình. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Minh Tú, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam. Lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, NHNN 9 tỉnh khu vực phía Bắc.
(HBĐT) - Những năm qua, việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở huyện Lạc Thuỷ đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tạo chuyển biến về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong đội ngũ CB,ĐV và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của huyện đề ra.
(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2012- 2020 và Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy BCH T.Ư Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chương trình phát triển thanh niên tỉnh; Nguyễn Long Hải, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm TT UBQG về thanh niên Việt Nam; Vụ trưởng Vụ công tác thanh niên (Bộ Nội vụ); đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, UBND các huyện; Bí thư, Phó Bí thư các huyện, thành đoàn trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Nghệ sĩ ưu tú (NSưT) Bùi Chí Thanh sinh năm 1933, tại một làng quê vùng chiêm trũng thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Sớm đi theo con đường cách mạng, năm 1952, ông được điều lên chiến khu Việt Bắc phục vụ Trung ương Đảng. Sau đó, tiếp tục tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ rồi trở về công tác tại Đoàn văn công Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). Đến năm 1958, ông được theo học lớp bổ túc về nghệ thuật múa đầu tiên ở nước ta. Từ đó đến nay, ông chuyên tâm hoạt động văn hóa - nghệ thuật và có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian.