Nhân dân xã Yên Thượng (Cao Phong) thu hoạch mía, giá trị đạt trên 100 triệu đồng/ha.
(HBĐT) - Chỉ một con đường độc đạo xuyên rừng mới có thể tới được Thạch Yên. Trước đây, để thâm nhập vào vùng này phải trèo đèo, lội suối, băng rừng gần 20 km từ đường 12 cũ (nay là quốc lộ 6) mất gần một ngày mới tới được. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, với vị trí hiểm trở, cách mạng đã dựa vào thế rừng núi hiểm trở và lòng dân nơi đây để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Là 1 trong 4 khu căn cứ địa của tỉnh, Thạch Yên đã đóng vai trò quan trọng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Lớp huấn luyện quân sự đầu tiên được tổ chức tại đồi Chùa Khánh, xã Thạch Yên cũ (nay là xã Yên Thượng - Cao Phong). Từ đây, lực lượng cách mạng đã dần lớn mạnh và trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ thời cơ khởi nghĩa. Sáng 23/8/1945, đoàn khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần to lớn vào cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày nay, khu căn cứ địa Thạch Yên - Cao Phong đã trở thành khu di tích cách mạng cấp quốc gia. Năm 2000, khu di tích đã được đầu tư xây dựng kiên cố, là điểm du lịch tâm linh của nhân dân và khách thập phương.
Trên quê hương cách mạng Thạch Yên, đời sống người dân đang từng ngày đổi thay, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Đồng chí Bùi Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Yên Thượng phấn khởi cho biết: Hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện lên xã, từ xã đi xóm được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH. Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, Yên Thượng đã nỗ lực từng bước giảm nghèo bền vững, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 11,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 59% (năm 2010) xuống còn 50%. Toàn xã duy trì diện tích đất sản xuất hàng năm gần 500ha. Đặc biệt là những năm gần đây, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi 40ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía (33,6ha) và cây có múi (6,5ha) cho giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, ngành nông nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng 5%.
Về lĩnh vực chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng hàng năm từ 5 - 10% (riêng đại gia súc tăng bình quân 10 - 12%). Toàn xã đã phát triển được 120 đàn ong. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thường xuyên được các cấp, ngành và người dân quan tâm, từ đó đã mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc được quan tâm; thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, giai đoạn 2015 - 2020, xã Yên Thượng phấn đấu đưa nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng giảm đất lúa, phát triển diện tích cây có múi lên hơn 20 ha, diện tích mía trên 100 ha và các loại ngô, khoai 50ha. Đồng thời tận dụng diện tích trồng cỏ, phấn đấu mỗi năm tăng tổng đàn khoảng 15%. Từng bước phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tập trung cao nhất cho mục tiêu mỗi năm giảm 3% hộ nghèo nhằm sớm đưa quê hương thoát nghèo, đạt mức trung bình toàn huyện.
Dương Liễu
Sáng nay, 2-9, Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945/19-8-2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945/2-9-2015) được long trọng tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Lễ diễu binh, diễu hành mừng Quốc khánh sẽ bắt đầu vào 7 giờ sáng 2-9 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. 21 phát đại bác sẽ được bắn tại khu vực Hoàng Thành Thăng Long khi bài hát Quốc ca được vang lên, bắt đầu lễ mít-tinh, diễu binh, diễu hành.
Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 - 2-9-2015), sáng 1-9, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
(HBĐT) - Thật khó cắt nghĩa một cách rõ ràng nhưng những xốn xang đến khó tả, niềm tự hào khi đất nước thêm một tuổi mới luôn ùa về trong tiết thu sang mỗi dịp Quốc khánh 2/9. Hòa chung niềm vui của cả dân tộc, Tết Độc lập ở thành phố Hòa Bình năm nay như thêm phần ý nghĩa khi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân nơi đây hân hoan mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXII vừa diễn ra thành công tốt đẹp với niềm tin gửi trọn cho Đảng về một thành phố ngày càng chuyển mình mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm KT-VH-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Đó là những ngày mùa thu trời xanh, gió mát, đồng lúa mướt xanh... Một mùa thu rộn ràng với tiếng trẻ nhỏ hát vang bài ca về tình yêu quê hương, đất nước Một cảm nhận gần gũi, thân thương khi chúng tôi trở lại Thượng Cốc - nơi in dấu đoàn quân Tây Tiến năm xưa.
(HBĐT) - Nhà văn hóa huyện Lương Sơn rực trong sắc đỏ của những chiếc áo in hình cờ Tổ quốc, sóng người hòa trong lời bài hát ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương, đất nước... Thông điệp “Tôi yêu Tổ quốc” được lan truyền, niềm tự hào hiện rõ trên gương mặt những ĐV-TN trẻ, ấn tượng ấy như in sâu trong lòng chúng tôi, những người được tham gia diễn đàn “Tôi yêu Tổ quốc tôi” do Huyện đoàn, ủy ban Hội LHTN huyện Lương Sơn tổ chức.