Công ty may GGS, doanh nghiệp FDI (KCN bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 500 lao động địa phương.

Công ty may GGS, doanh nghiệp FDI (KCN bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 500 lao động địa phương.

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, thu hút đầu tư trên địa bàn đã có bước tiến triển nhưng chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thực trạng đó đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) để tạo điều kiện thuận lợi và môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

 

Thực trạng về thu hút đầu tư

 

Trong 6 tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 23 dự án đầu tư trong nước,  với tổng vốn đăng ký 2.867 tỷ đồng, sử dụng khoảng 730 ha đất. So với cùng kỳ năm 2015, số dự án được cấp phép đầu tư tăng 153%, vốn đầu tư đăng ký tăng 383%. Tuy nhiên nửa năm qua, không có nhà đầu tư FDI nào vào địa bàn tỉnh.

 

Với tổng vốn đăng ký 2.867 tỷ đồng, sử dụng khoảng 730 ha đất. So với cùng kỳ năm 2015, số dự án được cấp phép đầu tư tăng 153%, vốn đầu tư đăng ký tăng 383%. Tuy nhiên nửa năm qua, không có nhà đầu tư FDI nào vào địa bàn tỉnh.

 

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 211 dự án đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động SX-KD, tăng 8 dự án so với cùng kỳ, chiếm 51% tổng số dự án. Trong đó, các dự án FDI giải quyết việc làm cho trên 14.500 lao động. Các dự án đầu tư trong nước giải quyết việc làm cho gần 8.000 lao động. Trong tổng số 413 dự án, có 48 dự án đang đầu tư XDCB. 89 dự án đang thực hiện các thủ tục về đất đai, đền bù GPMB và các thủ tục khác, chiếm 21,5% tổng số dự án, với vốn đăng ký 4 triệu USD và 13.416 tỷ đồng. Trong các dự án đang thực hiện thủ tục đất đai còn có nhiều dự án gặp khó khăn như: đã có chủ trương thu hồi đất nhưng chủ đầu tư không hợp tác với các cơ quan liên quan hoặc có những dự án đang triển khai GPMB dở dang nhưng chủ đầu tư không tiếp tục triển khai thực hiện dẫn đến thời gian GPMB kéo dài. 65 dự án không tiếp tục triển khai thực hiện, đang gặp khó khăn và trong tình trạng dừng hoạt động, chiếm 16% tổng số dự án. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư thiếu năng lực và chưa tích cực thực hiện đầu tư.

 

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Sở KH&ĐT đã thực hiện thu hồi 33 dự án đầu tư, gồm 2 dự án FDI, 31 dự án đầu tư trong nước do các nhà thầu không tiếp tục thực hiện dự án, không thực hiện các thủ tục về đất đai và không chấp hành các quy định của Nhà nước.

 

Cải cách hành chính - những vấn đề đặt ra cho thu hút đầu tư

 

Những năm qua, công tác CCHC đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và các cấp, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo được nhiều chuyển biến tích cực từ các khâu cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư thời gian qua chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong đó, những hạn chế, yếu kém trong CCHC được xác định là vấn đề mấu chốt.

 

Theo đại diện các nhà đầu tư đã và đang làm thủ tục đầu tư vào địa bàn, thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, đó là: TTHC một số bước vẫn còn kéo dài. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút và chuẩn bị đầu tư. Kinh phí thực hiện GPMB và công tác GPMB tạo quỹ đất sạch giao nhà đầu tư còn nhiều khó khăn. Đơn giá thuê đất của tỉnh so với các địa phương lân cận còn ở mức cao, chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ các nhà đầu tư khai thác dự án chưa được quan tâm. Tỉnh chưa có định hướng thu hút dự án đầu tư quan trọng và kêu gọi nhà đầu tư chiến lược. Việc xử lý đất đai đối với nhà đầu tư vi phạm Luật Đầu tư còn nhiều khó khăn.

 

Tình trạng trên là do một số sở, ban, ngành chậm xây dựng quyết định công bố TTHC hoặc đề nghị công bố TTHC nhưng không đầy đủ. Chất lượng rà soát TTHC chưa cao, chưa có kiến nghị cụ thể để đề nghị cơ quan có thẩm quyền đơn giản hóa TTHC mà mới chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành. Việc cập nhật, niêm yết bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở làm việc và trên Trang thông tin điện tử của một số cơ quan, đơn vị  chưa thực hiện nghiêm túc, hầu hết các TTHC ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chưa được cập nhật kịp thời để người dân và doanh nghiệp tra cứu. Quá trình giải quyết hồ sơ về quyền sử dụng đất theo Nghị định 43/2004/NĐ-CP của Chính phủ còn một số vướng mắc, gây mất nhiều thời gian và chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân. Các cơ quan QLNN, người dân và doanh nghiệp chưa tiếp cận kịp thời và giám sát được quy trình, thời gian giải quyết công việc của công chức và các cơ quan có liên quan...

 

Theo đánh giá của các bộ, ngành T.ư năm 2014, chỉ số CCHC của tỉnh ta đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó, 3 lĩnh vực còn đứng ở nhóm thấp, gồm: cải cách tài chính công đứng thứ 46/63; hiện đại hóa hành chính đứng thứ 48/63; thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đứng thứ 60/63; chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công  nghệ thông tin truyền thông năm 2015 đứng thứ 49/63.

 

Cần có những giải pháp mạnh mẽ, thiết thực

 

CCHC phải hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh TSVM, hiện đại, đảm bảo dân chủ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là khâu then chốt để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Thông qua các cuộc làm việc, các chương trình đối thoại của lãnh đạo tỉnh với Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là chương trình “Cafe doanh nhân” mới được tổ chức gần đây, lãnh đạo các sở, ban, ngành và nhiều doanh nghiệp đã trao đổi, kiến nghị, đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đó là: các cấp, ngành, địa phương cần tập trung rà soát lại bộ TTHC, xây dựng bộ TTHC theo quy định của pháp luật và bổ sung, sửa đổi, thay thế cho phù hợp với điều kiện thực  tế. Xây dựng quy trình, TTHC công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường học hỏi, áp dụng cách làm hay trong thu hút đầu tư của các tỉnh, thành phố vào thực tiễn của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhất là hoạt động “một cửa”, “một cửa liên thông” để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc phục vụ nhân dân. Tiếp tục chuyển đổi vị trí việc làm và quản lý chặt chẽ CB,CC, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công vụ. Sớm ban hành cơ chế về trách nhiệm người đứng đầu và đánh giá nghiêm túc chất lượng cán bộ hàng năm. Thực hiện nghiêm túc quy chế hành chính công và đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính. Có cơ chế xây dựng diện tích đất sạch để thu hút đầu tư. Thẩm định và điều chỉnh lại giá đất các KCN đảm bảo tính cạnh tranh của tỉnh.

 

                                                                             

                                                                  Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục