(HBĐT) - Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

 

Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

 

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh cho rằng: Quy hoạch khu DLQG hồ Hòa Bình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh, vừa  khẳng định tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình, đồng thời xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, phát triển du lịch hồ Hòa Bình. Khu du lịch hồ Hòa Bình được quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình, gồm xã Thái Thịnh và các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu. Trong đó, Đà Bắc gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn; Cao Phong gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai; Tân Lạc gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa; Mai Châu gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan. Diện tích vùng lõi (vùng trung tâm) có 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa.

 

Về xây dựng các sản phẩm du lịch, quy hoạch xác định mục tiêu phải xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái hồ, thăm quan, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường - Hòa Bình. Trong đó ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung; khách sạn 3 - 5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh; nghỉ dưỡng nổi tại phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương. Cũng như phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng; phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình Thanh - Vầy Nưa; xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…

 

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh cho cho rằng: Những bước đi của tỉnh khi xác định tiềm năng, lộ trình khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình trong thời gian qua là hết sức đúng đắn. Để hiện thực quy hoạch hướng tới mục tiêu xây dựng hồ Hòa Bình trở thành trọng điểm du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng, mang bản sắc riêng là câu chuyện dài và không hề đơn giản. Tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực hiện quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình. Sở VH-TT&DL phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển  khu DLQG hồ Hòa Bình. Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai. Trong đó sẽ tổ chức công bố quy hoạch để người dân và doanh nghiệp biết. Trên cơ sở đó tổ chức quản lý quy hoạch theo quy định. Tỉnh đang rà soát các dự án đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai  để có phương án xử lý. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng đề xuất xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp có thực lực tham gia đầu tư khu vực hồ Hòa Bình. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu để triển khai các dự án du lịch trên hồ Hòa Bình. Tỉnh cũng chủ trương ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư du lịch hồ Hòa Bình. Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng lõi hồ, tạo hiệu ứng để khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên hồ Hòa Bình.

 

Trong thời gian qua, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học - văn hóa, doanh nghiệp, người dân đã có sự hợp tác mở ra những tín hiệu khả quan trong xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng mang bản sắc dân tộc người Mường. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết xây dựng tua, tuyến du lịch trên hồ Hòa Bình nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách... Đối với Sở VH-TT&DL cũng đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy chế quản lý điểm khu du lịch quốc gia bảo đảm thực hiện quy hoạch đã được xác định. 

 

 

 

                                                                    Lê Chung

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục