(HBĐT) - Đó là công trình “Nghiên cứu thay đổi cách thức phòng trừ loài châu chấu mía với sự tham gia của cộng đồng”. Công trình do tác giả Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Trưởng chi cục Trồng trọt, BVTV thực hiện từng đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V - năm 2015.

 

Loài châu chấu mía thường phát sinh từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm ở phạm vi và mức độ khác nhau. Công trình đã xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp đối với loài dịch hại với sự tham gia của người dân trong giám sát khu vực đẻ trứng và vị trí đẻ trứng tập trung của châu chấu mía, áp dụng các biện pháp canh tác giảm thiểu mật độ trứng, thực hiện phòng trừ sớm ngay từ khi trứng mới nở và giám sát phòng trừ khi chúng di chuyển. Đặc biệt, khi ứng dụng vào sản xuất, thông qua áp dụng quy trình giúp nông dân tiết kiệm 190.000 đồng/ha chi phí thuốc BVTV, có thể giảm trên 90% diện tích nhiễm dịch và trên 80% diện tích phải xử lý thuốc hóa học, cùng trong diện tích áp dụng quy trình đã làm lợi cho nông dân 8,1 tấn thóc so với đối chứng do châu chấu được phát hiện, phòng trừ sớm. Tính ứng dụng rộng rãi của công trình không những trong phòng trừ loài châu chấu mía ở các tỉnh phía Bắc mà còn trong quản lý một số loài châu chấu nguy hại khác.

 

Được biết, từ năm 2016, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ KH & CN, các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyển chọn, công bố và phát hành “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam” hàng năm để tôn vinh các tác giả, tập thể tác giả có các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng tiêu biểu đóng góp quan trọng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.      

                                                                        

 

                                                                 Bùi Minh

   

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục