(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

 

Tỉnh ta có đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số chiếm 73% dân số. Hiện toàn tỉnh có 95 xã và 116 thôn, bản khó khăn, trong đó có 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Được thụ hưởng các dự án nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở khu vực này, tỉnh đã rà soát để triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng. 

 

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Ngoài chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả một số chính sách đặc thù. Cụ thể, với Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh đã trích từ nguồn vốn Chương trình 135 số tiền 15.790 triệu đồng đầu tư xây dựng 9 công trình giao thông với tổng chiều dài 9, 3 km và 1 công trình bai mương cho các thôn, bản. Hỗ trợ trực tiếp 6.806 triệu đồng (từ nguồn vốn Chương trình 135) xây dựng 60 mô hình sinh kế bao gồm; mô hình nuôi dê sinh sản, nuôi bò lai sin, bò địa phương, nuôi lợn lai rừng Thái Lan, nuôi lợn thịt bản địa và mô hình nuôi ngan thịt cho 29 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.

 

Với dự án phát triển KT -XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (tổng nguồn vốn đầu tư 274.020 triệu đồng), từ khi triển khai đến nay đã đầu tư được 2 công trình nước, 1 công trình điện, 2 công  trình  đường giao thông với tổng kinh phí 17.870 triệu đồng. Đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất 400 triệu đồng.

 

 

Chi trường Thung Mài thuộc trường tiểu học xã Hang Kia (Mai Châu) được đầu tư xây dựng kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xóm

 

Do điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa bố trí được ngân sách dành riêng cho thực hiện các đề án này, vì vậy, khi triển khai tỉnh đã thực hiện cơ chế linh hoạt: lồng ghép từ các nguồn vốn khác nhau do trung ương cấp như vốn Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn), Chương trình 135, giai đoạn II  hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn…

 

Khi điều tiết vốn, Trung tâm Dch vụ hỗ trợ vùng dân tộc (Ban Dân tộc tỉnh) đã tiến hành rà soát kỹ để đảm bảo hỗ trợ đúng nhu cầu người dân cần.  Ví như ở xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc), người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông Đà, khi lập phương án hỗ trợ đã có 12 hộ được vay vốn  để nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Được hỗ trợ vốn, KH-KT, nhiều hộ gia đình phát triển thành công mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng /năm. Điển hình như các hộ ông Hoàng Mạnh Hùng, Xa Văn ước, Xa Văn Như, Xa Văn Quý... đến nay đã thực sự thoát nghèo.

 

Bên cạnh đó, một chính sách đặc thù khác mang lại hiệu quả khá rõ nét đó là việc phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2020 (theo Quyết định số 316t, ngày 24/3/2014 của UBND tỉnh) . Theo đánh giá của Ban Dân tộc, cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh: 2 năm qua, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ đã làm tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép, huy động các nguồn lực triển khai tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, chăm lo cho người nghèo…

 

Hỗ trợ, giúp đỡ đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng những chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả. Nổi bật là: Nâng cao kỹ năng và xây dựng được hình thức sản xuất mới, trang bị kiến thức cho hộ nghèo biết áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập. Cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện với con số khá ấn tượng: 100% xã vùng 135 có Trường Tiểu học và THCS, có điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã. 100% xã có trạm y tế đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng 135 giảm xuống còn 23% (đầu năm 2016).

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ban Dân tộc tỉnh đã đưa ra những lộ trình cụ thể: Trong thời gian tới sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án để phát huy hiệu quả, đồng bộ các nguồn vốn; nghiên cứu áp dụng tiến bộ KH -KT, ứng dụng vào sản xuất và đời sống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; định hướng hỗ trợ tạo vùng nguyên liệu chuyên canh, vùng nguyên liệu cây, con đặc sản… và đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, xa, đạc biệt khó khăn của tỉnh.

 

 

 

                                                             Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục