(HBĐT) - Những năm gần đây, Kim Bôi luôn là huyện có diện tích sản xuất vụ đông cao nhất so với các địa phương khác, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của toàn tỉnh. Tuy nhiên, để xây dựng nơi đây trở thành vùng sản xuất vụ đông có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, huyện Kim Bôi xác định cần vượt qua một số thách thức quan trọng - cũng chính là những thách thức chi phối hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

 

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Kim Bôi là huyện có thế mạnh và truyền thống sản xuất vụ đông của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với những chuyển biến tích cực của sản xuất nông nghiệp, sản xuất vụ đông đã có những bước phát triển khả quan, dần khẳng định là lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp địa phương. Cũng như đối với lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng sản xuất vụ đông được huyện xác định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc huyện cần giải quyết 3 thách thức, mâu thuẫn quan trọng: giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay; giữa yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, có tính cạnh tranh và giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn thấp.

 

Đối với việc thúc đẩy sản xuất vụ đông để xây dựng Kim Bôi trở thành vùng sản xuất vụ đông có tính tập trung hàng hóa và giá trị gia tăng cao, huyện xác định giải pháp quan trọng hàng đầu là tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, mặc dù là vùng trọng điểm của tỉnh với diện tích gieo trồng các loại cây vụ đông luôn đạt khoảng 30% diện tích sản xuất nông nghiệp của địa phương nhưng nhìn chung, sản xuất vụ đông của huyện Kim Bôi vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tạo ra sản lượng hàng hóa lớn để tìm được chỗ đứng ổn định trên thị trường... ở những xã có truyền thống sản xuất vụ đông của huyện như: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Nam Thượng, Hợp Kim... diện tích gieo trồng dao động trên 100 ha /vụ/xã góp phần duy trì tổng diện tích vụ đông của toàn huyện đạt khoảng 2.000 ha. Đây là con số khá khiêm tốn so với tổng diện tích khoảng 18.000 ha gieo trồng cây hàng năm của huyện. Nhưng bù lại, rất đáng ghi nhận là hiệu quả kinh tế của vụ đông khá cao, đều đặn mỗi năm đóng góp khoảng 11% vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

 

Được biết, để tạo động lực thúc đẩy sản xuất vụ đông, Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, lồng ghép với thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt; trợ giá giống lúa, ngô, khoai tây và một số mô hình để hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá nông sản hàng hóa, chính sách hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng ngô... Trong những năm tiếp theo, huyện tập trung thực hiện dồn điền - đổi thửa, khuyến khích nông dân sản xuất 3 vụ /năm, tận dụng các điều kiện đất đai sẵn có để thâm canh vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, huyện triển khai mạnh 3 đề án phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 gồm: đề án sản xuất rau an toàn, đề án cải tạo vườn tạp, đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò. Đây được kỳ vọng sẽ là những “cú hích” để huyện  thực hiện những bước “nhảy dài” về chất, phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu xây dựng huyện Kim Bôi thực sự trở thành “vùng sản xuất vụ đông” có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

 

                                                                                 Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục