(HBĐT) - Nhận thấy chuối là mặt hàng có mà nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn nên nhiều hộ gia đình ở xã Hợp Kim (Kim Bôi) đã đem giống chuối tiêu hồng về trồng. Không ít người đã thành công, tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ.

 

Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Hợp Kim, chúng tôi đến thăm vườn chuối của anh Bùi Văn Nam, xóm Trò, một trong những người tiên phong trồng chuối tại xã với hơn 5 năm kinh nghiệm, sở hữu vườn chuối lớn nhất nhì xã với trên 2 ha. Trao đổi với chúng tôi, anh Nam cho biết: “Trước khi biết đến cây chuối tiêu hồng, gia đình đã gắn bó từ lâu với nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên, cây lúa cho hiệu quả kinh tế thấp, gia đình lại đông miệng ăn nên đời sống kinh tế khó khăn”. Không chấp nhận hoàn cảnh, anh quyết tâm tìm hướng đi mới, giải quyết cái “khó” mà bấy lâu nay vẫn cứ đeo bám gia đình.

  Gia đình chị Bùi Thị Gương xóm Trò, xã Hợp Kim (Kim Bôi)  trồng 0,3 ha với 500 cây chuối tiêu hồng, cho thu hơn 40 triệu đồng trong dịp Tết vừa qua. ảnh: Chị Gương chăm sóc vườn chuối tiêu hồng.

Trong chuyến đi đến huyện Khoái Châu (Hưng Yên) thăm một người bạn để học hỏi cách làm ăn, anh tình cờ biết đến cây chuối tiêu hồng. Nhận thấy những mô hình kinh tế nơi đây đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cây lúa nước, hơn nữa lại phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương nên anh đã đem một ít cây giống về trồng thử. Vụ chuối đầu tiên anh không gặp khó khăn. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm phòng tránh thiên tai, dịch bệnh nên vụ chuối đầu tiên bị đổ nhiều sau mùa mưa bão, thiệt hại kinh tế không nhỏ cho gia đình anh. Rút kinh nghiệm từ những khó khăn, anh tiếp tục mua cây giống về trồng với quy mô lớn hơn, đồng thời đến mùa mưa bão, anh gia cố thêm cọc néo để chống buồng quả, đồng thời cắt tỉa bớt lá để giảm sức ảnh hưởng từ gió. Từ đó, những vụ chuối tiếp theo hầu như không có thiệt hại, buồng nào cũng ra quả đều, đẹp, bán được giá.

Dịp tết Nguyên Đán năm nay anh trúng lớn từ bán vụ chuối. Sau khi trừ các khoản chi phí, với giá thành mỗi buồng chuối 300.000 đồng, anh thu lời được trên 150 triệu đồng. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của anh. Thành công ấy không chỉ giúp anh mà còn giúp nhiều hộ dân khác ở xã Hợp Kim tìm được hướng đi mới, giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.

Gia đình chị Bùi Thị Gương (xóm Trò) trồng sắn đã lâu nhưng hiệu quả thấp, đã mạnh dạn trồng thử 0,3 ha với 500 cây chuối tiêu hồng và cũng cho những kết quả ngoài mong đợi. Qua dịp Tết năm nay, gia đình chị thu về hơn 40 triệu đồng từ bán chuối. Chị Gương vui vẻ: “Có nằm mơ cũng không dám nghĩ cây chuối lại cho lại hiệu quả như vậy. Từ khi chuyển sang trồng chuối tiêu hồng, thu nhập gia   đình cải thiện đáng kể và ổn định hơn”.

Với mức thu nhập và hiệu quả cao hơn so với những loại cây trồng khác, chuối tiêu hồng hiện đã và đang trở thành loại cây mới trong xu hướng phát triển nông nghiệp ở xã Hợp Kim, mang lại thu nhập cao cho người nông dân tại xã. Đồng chí Quách Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã xác định phát triển cây chuối là một trong những cây trồng chủ lực. Xã sẽ tuyên truyền người dân đẩy mạnh thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản lượng, mở rộng diện tích đất trồng chuối, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm đưa sản phẩm chuối tiêu hồng của xã ngày càng được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng.

                                                                     Hoàng Anh

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục