Chiều 21-8, tại chợ nông sản Đà Lạt, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp các đơn vị liên quan, tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh khoai tây và bắt quả tang vụ đấu trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc, mạo danh khoai tây Đà Lạt, sau đó "tung” ra thị trường với giá cao.
Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh số 19, chợ nông sản Đà Lạt, do bà Đoàn Thị Chè làm chủ, cơ quan chức năng TP Đà Lạt phát hiện một nhóm lao động đang đấu trộn đất đỏ vào khoai tây. Theo ghi nhận, khoai tây Trung Quốc được nhập về cơ sở này và tiến hành rửa bằng máy chuyên dụng, sau đó khoai tây được đấu trộn đất đỏ để đưa ra thị trường.
Khoai tây Trung Quốc được "nhuộm" đất đỏ.
Qua làm việc, bà Chè trình bày, việc rửa và đấu trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc là do yêu cầu của mối hàng. Sau khi thực hiện xong "quy trình” trên, khoai tây được đóng gói và dán tem (do Ban quản lý chợ Đà Lạt, bộ phận chợ nông sản phát hành). Bà Chè cho biết, số khoai tây Trung Quốc này bà mua lại của chủ cơ sở số 54, chợ nông sản Đà Lạt, với giá 7.000đ/kg, gần gấp đôi giá gốc (3.740đ/kg).
Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ một máy rửa khoai, một máy nổ và một tấn khoai tây Trung Quốc đã đấu trộn đất đỏ để làm rõ hành vi gian lận thương mại.
Cơ quan chức năng tạm giữ một tấn khoai tây Trung Quốc đã trộn đất đỏ.
Trước sự xâm nhập của khoai tây xứ khác lên Đà Lạt, sau đó mạo danh thương hiệu khoai tây Đà Lạt để đưa ra thị trường với giá cao, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt, nhằm bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và bảo vệ uy tín sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
Theo thống kê, diện tích trồng khoai tây hằng năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận là hơn 1.200 ha, sản lượng khoảng 40 nghìn tấn. Trong đó, một nửa diện tích canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo Nhan dan.com.vn
(HBĐT) - Tổ chức sản xuất là tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đây được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò đầu tàu thúc đẩy KT -XH ở các địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thực hiện tiêu chí số 13 đang là khó khăn, thách thức đối với hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) -Theo UBND huyện Yên Thuỷ, tổng nguồn lực dự kiến huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện trong năm 2018 là 117.678 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư từ chương trình 1.400 triệu đồng; vốn sự nghiệp từ chương trình 2.775 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 27.900 triệu đồng; vốn lồng ghép 23.760 triệu đồng; vốn tín dụng 54.867 triệu đồng; vốn người dân góp 6.976 triệu đồng.
(HBĐT) -Sau 7 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Trung Minh, TP Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến trong đời sống người dân; nông thôn được quy hoạch theo hướng phát triển toàn diện. Bộ mặt nông thôn đổi mới, văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; hệ thống chính trị, an ninh trật tự ngày càng được củng cố, giữ gìn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Với quyết tâm về đích NTM vào cuối năm nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Trung Minh đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 26/7/2018 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày sau phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng nông thôn xã Phong Phú, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức phiên chợ Đưa hàng Việt về vùng nông thôn xã Tử Nê.
Với việc lọt vào nhóm 30 nước đứng đầu về khả năng tiếp cận tín dụng theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam từng bước được cải thiện và nâng cao. Ðể duy trì chỉ số này cũng như hướng tới các chỉ tiêu nhằm tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn vay, đòi hỏi những nỗ lực của không riêng ngành ngân hàng.