(HBĐT) - Mô hình trồng cam an toàn thực phẩm được T.ư Hội Nông dân hỗ trợ kể từ tháng 2/2017 tại phố Bằng và các xóm Bằng, Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong). Mục tiêu của mô hình là thông qua hỗ trợ vốn, định hướng sản xuất sẽ tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của bà con về nông nghiệp sạch.


Vườn cam của hộ dân xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) tham gia mô hình vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân đang phát triển tốt, hứa hẹn mang lại giá trị cao ở niên vụ thu hoạch 2018 - 2019 tới. 

Chúng tôi đến thăm vườn cam của bà Ngô Thị Nguyệt, một trong số 20 hộ hội viên nông dân tham gia thực hiện mô hình. Bà Nguyệt phấn khởi cho biết: Năm ngoái, tôi được vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân T.ư 70 triệu đồng. Vốn vay được gia đình đầu tư đúng mục đích là mua phân bón vi sinh và thuốc BVTV. Với diện tích hơn 3 ha, trong đó 1, 3ha đã cho thu hoạch ở niên vụ cam 2017 - 2018, tôi thu được 15 tấn cam, gồm 4 tấn cam V2, còn lại là cam Canh. So sánh về năng suất, sản lượng tăng hơn niên vụ trước. Mặt khác, nhờ sản xuất theo quy trình VietGAP, đảm bảo các điều kiện về ATTP theo định hướng của mô hình nên cam có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, tiêu thụ tốt, nhất là đợt đầu vụ cam V2 được bán với giá 40.000 đồng /kg. Cam Canh cho thu hoạch muộn hơn bán tại vườn dao động trên, dưới 20.000 đồng /kg.
 
Vườn cam của ông Đỗ Hồng Lâm ở xóm Bằng có tổng diện tích hơn 2 ha trong mô hình. Quá trình tham gia, ông được hỗ trợ mua phân bón, thuốc BVTV, đồng thời được hướng dẫn, huấn luyện sản xuất an toàn thực phẩm theo quy trình. Cũng từ đây, với nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của khâu sản xuất đảm bảo an toàn vì sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường bền vững, ông đã lựa chọn sản phẩm phân bón vi sinh để chăm sóc cam. Hiện nay, diện tích cam của gia đình ông phát triển tốt và đã bước vào đầu thời kỳ cho quả, dự kiến mang lại sản lượng khá, đảm bảo chất lượng an toàn VietGAP khi đưa ra thị trường.
 
Cạnh vườn cam nhà ông Lâm là vườn cam của bà Bùi Thị Gọn có diện tích hơn 1 ha. Từ nguồn vốn vay, bà Gọn tập trung cải tạo đất, dùng phân bón sinh học và áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đã được chuyển giao. Vườn cam đang cho lứa quả bói, cây, quả phát triển đồng đều.
 
Đồng chí Bùi Văn Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong cho biết: Sau hơn 1 năm mô hình được đưa vào thực hiện, giải ngân đã cho thấy hiệu quả bước đầu. Đối tượng tham gia mô hình là hội viên nông dân đang đầu tư phát triển cây cam trong điều kiện còn không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật, định hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu cũng như đòi hỏi ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn nông sản sạch. Đến nay, từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân T.ư đã dành 1, 5 tỷ đồng cho 20 hộ tham gia mô hình vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn từ 2017 - 2019, bình quân mỗi hộ được vay từ 50 - 100 triệu đồng. Mô hình cũng thúc đẩy hộ dân mạnh dạn đầu tư, huy động vốn tự có để triển khai sản xuất đúng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch. ước tính, hội viên trong mô hình đã bỏ thêm hơn 3 tỷ đồng đầu tư mua phân bón, thuốc BVTV để chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Mô hình không những phát huy hiệu quả đồng vốn hỗ trợ hội viên nông dân trong sản xuất mà còn đã và đang góp phần mở rộng vùng trồng cam an toàn VietGAP, phát triển thương hiệu và nâng cao giá trị, uy tín cam Cao Phong.
 
                                                                                  Thu Hằng

Các tin khác


Petrolimex giảm giá 300 đồng/lít xăng, dầu trong 5 ngày thứ Sáu

Ngày 23-8, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho biết sẽ giảm giá 300 đồng/lít so với giá bán lẻ niêm yết cho các khách hàng đến mua xăng và dầu diezel tại các cửa hàng trong hệ thống của Petrolimex trên toàn quốc.

Tỉnh Poltava (Ukraine) sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 21-8, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine do Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn dẫn đầu đã có chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Poltava để thúc đẩy, xúc tiến hợp tác với các đối tác ở tỉnh Poltava và dự lễ khai mạc hội chợ Sorochinskiy lần thứ 20.

Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018 sẽ diễn ra vào ngày 24-25/11

(HBĐT) - Ngày 23/8, UBND tỉnh họp Ban tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.

Huyện Yên Thủy thu hút đầu tư vào công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) -Trong 7 tháng năm 2018, huyện Yên Thủy có thêm 2 doanh nghiệp hoàn thiện đầu tư, đi vào sản xuất là Công ty TNHH đầu tư và thương mại Hiếu Nghĩa tại xóm Lòng, xã Yên Trị, hoạt động lĩnh vực may mặc và Công ty TNHH Nam Sơn tại xã Đoàn Kết, hoạt động về khai thác mỏ. Hiện nay, trên địa bàn có 13 doanh nghiệp và 540 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN).

Mở rộng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm và là một trong những chủ trương lớn của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực. Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chiếm 11,2%; tổng vốn đầu tư khoảng trên 14, 5 nghìn tỷ đồng. Bức tranh kinh tế của tỉnh có nhiều tín hiệu đáng phấn khởi, đó là lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào khu vực nông nghiệp tăng đột biến.

Chợ Lồ mới - điểm hẹn giao thương

(HBĐT) -Cách đây tròn 1 năm, công trình chợ Lồ có địa điểm mới tại xóm Đóng, xã Phong Phú (Tân Lạc) hoàn thành, đi vào hoạt động. Công trình cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa của nhân dân trong vùng và các vùng phụ cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục