(HBĐT) - Những năm qua, các cấp chính quyền xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, nghề làm nón phát triển mạnh, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình.


Nghề làm nón đem lại cho gia đình chị Bùi Thị Hòa, xóm Bùi, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, toàn xã có hơn 400 hộ làm nón. Mặc dù chưa phải nghề chính, song làm nón đang là hướng phát triển kinh tế triển vọng. Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: "Những năm trước đây, nghề làm nón xuất hiện ở một số hộ trong xã, có quê gốc tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), nơi có làng nghề làm nón lá nổi tiếng. Ban đầu, các hộ làm với mục đích sử dụng và bán lẻ tại cửa hàng. Gần đây, nhận thấy mặt hàng có tiềm năng tiêu thụ lớn, tận dụng được thời gian nông nhàn, từ đó đã thu hút nhiều người tham gia".

Nghề làm nón không kén lao động, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể làm được. Trung bình mỗi tháng, toàn xã cung cấp ra thị trường 10.000 - 12.000 chiếc nón lá, tiêu thụ trong địa bàn xã và các vùng lân cận. Với mỗi sản phẩm có giá từ 30.000 - 40.000 đồng, tùy vào mẫu mã, chất lượng. Sau khi trừ chi phí, nón lá đem lại cho mỗi hộ thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng. Với vùng nông thôn, đây là khoản thu nhập đáng kể. Chị Bùi Thị Hòa, hộ làm nón tại xóm Bùi cho biết: "Nhận thấy nón lá là sản phẩm được ưa chuộng tại địa bàn, nhất là kiểu cách được làm theo sản phẩm nón lá truyền thống của Hà Tây, tôi chủ động theo học làm nón. Bình quân thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng”.

Lá nón được các hộ nhập từ làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Nguồn nguyên liệu đảm bảo ngay từ khâu chọn, do đó những chiếc nón được làm ra có màu sắc đẹp, bền. "Để làm ra chiếc nón đạt chất lượng, nguồn nguyên liệu cần phải được chọn lựa kỹ càng. Lá nón không quá non, cũng không quá già, màu xanh nhẹ, các bẹ lá ôm khít nhau, mềm mại, dài từ 40 - 50 cm. Do đó sản phẩm luôn đạt chất lượng, được nhiều khách hàng ưa chuộng", chị Bùi Thị Hòa, hộ làm nón tại xóm Bùi chia sẻ.

Mặc dù chưa thành lập tổ hợp tác làm nón chính thức, nhưng từ việc chọn nguồn nguyên liệu, kỹ thuật, thống nhất giá bán được các hộ làm nón thực hiện bài bản. Bên cạnh việc tự học hỏi, các hộ còn tự tổ chức thăm quan các làng nghề nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, từng bước nâng cao tay nghề, hướng tới xây dựng thương hiệu mở rộng thị trường.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: "Thời gian tới, xã sẽ vận động, khuyến khích các hộ thành lập tổ hợp tác sản xuất nhằm tạo động lực cho hộ làm nghề, hướng tới đồng nhất về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, mong muốn các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện về vốn vay, chính sách xây dựng làng nghề, thương hiệu giúp nghề nón lá tại xã phát triển bền vững”.

Hoàng Anh


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục