(HBĐT) - Chiềng là xóm trung tâm xã Lỗ Sơn, xã vùng sâu khó khăn của huyện Tân Lạc. Xóm có 53 hộ, 238 nhân khẩu, Chi hội Phụ nữ xóm có 54 hội viên. Trong những năm qua, Chi hội Phụ nữ xóm có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Một trong những hoạt động thiết thực nhất là thành lập mô hình sinh kế "Nhóm chăn nuôi lợn, bò sinh sản giống bản địa”.

Chị Bùi Thị Hòa, Trưởng nhóm chăn nuôi cho biết: Đầu năm 2012, tôi cùng 10 hội viên trong Chi hội -những người có đam mê, nhiệt huyết với nghề chăn nuôi thành lập và tham gia sinh hoạt nhóm chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa. Nhóm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo xã, nhất là sự tham mưu, định hướng của Hội Phụ nữ xã.Dự án Giảm nghèo hỗ trợ không hoàn lại 8 con lợn mẹ giống Móng Cái (tổng trị giá 16,4 triệu đồng). Từ nguồn hỗ trợ, 8 con lợn mẹ được đưa về các hộ gia đình chăm sóc. Quá trình tham gia nhóm, các thành viên trao đổi, hỗ trợ kinh nghiệm chăn nuôi cho nhau, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Nhóm cam kết tuân thủ việc quản lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng phân hoại mục phục vụ trồng trọt, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường,tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra cho thịt lợn của nhóm nuôi… Trong thời gian này, nhóm kết nạp thêm 6 thành viên mới, nâng tổng số thành viên trong nhóm lên 16 thành viên đều là hộ nghèo của xóm.

Những năm 2012 - 2015 là những năm đầu thực hiện mô hình, giá lợn ổn định nên các hộ tham gia nhóm thu được kết quả tích cực. Với hướng chăn nuôi vừa cung cấp lợn sữa, lợn giống và lợn thịt, trung bình 1 năm, lợn mẹ đẻ từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa vào lúc cao điểm cho thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng. Từ hướng này, số lợn của nhóm tăng lên 29 con lợn mẹ, 10 con lợn thịt, hàng trăm con lợn sữa. Thu nhập đem lại hiệu quả khá cao. Các thành viên có thêm chi phí để tu sửa chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, sang năm 2016, nhu cầu về lợn trên thị trường giảm, giá lợn giảm mạnh, mỗi lứa nguồn thu của nhóm giảm từ 5 - 6 triệu đồng. Trước tình hình đó, nhóm họp bàn, thống nhất giảm chi phí đầu tư, giảm quy mô chăn nuôi để tránh tình trạng thua lỗ, chuyển hướng sang nuôi bò sinh sản, trồng trọt và nuôi gia cầm.

Năm 2016, nhóm được Dự án Giảm nghèo hỗ trợ thêm nguồn vốn lần 2,nhóm đề xuất nuôi bò sinh sản. Với 16 con bò (tổng trị giá 90,24 triệu đồng) được chia đều cho các thành viên. Đến nay, số lượng bò phát triển thêm 4 con và 6 bò mẹ đang chuẩn bị sinh sản. Từ mô hình sinh kế này, 11 hộ thành viên trong nhóm đã thoát nghèo,vươn lên thành hộ khá. Tiêu biểu như hộ gia đình các chị: Bùi Thị Hòa, Bùi Thị Huệ, Lý Thị Điềm, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 105 triệu đồng/năm, tăng 50 - 60 triệu đồng so với 5 năm trước.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, các thành viên trong nhóm còn duy trì góp quỹ (mỗi quý 100 nghìn đồng/thành viên) và đóng góp lợi nhuận sau mỗi chu kỳ chăn nuôi. Số quỹ hiện tại của nhóm là 9 triệu đồng, dùng để duy trì sinh hoạt nhóm, tổ chức các cuộc giao lưu, thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài địa phương, đồng thời cho các thành viên vay tu sửa chuồng trại, mua thức ăn chăn nuôi…
Hồng Duyên

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục