(HBĐT) - Thực hiện chủ trương xoá bỏ tệ nạn ma tuý, thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương, cây chè Shan tuyết đang là hướng đi đúng, bước đầu mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Pà Cò (Mai Châu).


Trong những ngày cuối tháng 5, một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững về lĩnh vực sản xuất của đồng bào dân tộc Mông (Mai Châu), đó là việc Ban Dân tộc tỉnh cùng doanh nghiệp chè chính thức chức nghiệm thu phần thiết bị và đưa vào sử dụng xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò.

Có mặt trong ngày nghiệm thu thiết bị và đưa vào sử dụng xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò, đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò phấn khởi cho hay: Từ khi bỏ trồng cây thuốc phiện đến nay, người dân trong xã mới cảm nhận rõ về hướng đi tốt nhất trong phát triển kinh tế. Với người dân nơi đây, xưởng chế biến chè do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư đã tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế tại địa phương.


Xưởng chế biến chè do Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng đi vào hoạt động góp phần thu mua kịp thời sản phẩm chè Shan tuyết cho người dân xã Pà Cò (Mai Châu).

Được biết, xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò có tổng dự toán đầu tư 4,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 335 m2 nhà xưởng khoảng 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, diện tích đất và 1,5 tỷ đồng đầu tư thiết bị là vốn của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền. Nhà xưởng có công suất thiết kế chế biến khoảng 5 tấn búp tươi/ngày, so với thực tế nguồn cung hiện nay mới đạt khoảng 1/3 sản lượng.

Có xưởng chế biến chè được đầu tư, người dân xã Pà Cò không còn phải đem đi xa để bán như trước. Trước đây, chi phí công vận chuyển đến nơi bán từ 1.500 - 2.000 đồng/kg Ngoài ra, việc đưa chè đi xa bán phải đảm bảo số lượng lớn, còn bán tại địa phương hiện nay bao nhiêu cũng vẫn được thu mua. Trong khi đó, giá bán chè Shan tuyết tại xã Pà Cò hiện bằng với giá bán ở huyện Mộc Châu (Sơn La), từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.

Toàn xã Pà Cò hiện có gần 1.000 ha đất nông nghiệp, riêng cây chè Shan tuyết 115 ha, trong đó có 85 ha đang cho thu hoạch với sản lượng đạt 160 tấn/năm. Điều đáng nói, toàn xã hiện có khoảng 760 ha đất trồng ngô, nhưng so với cây chè thu nhập chỉ bằng khoảng 1/3. Do vậy, tiềm năng để phát triển cây chè Shan tuyết trên địa bàn là rất lớn.

Đại diện Công ty TNHH Phương Huyền cho biết: Công ty đã triển khai trồng và mua chè Shan tuyết tại xã Pà Cò từ nhiều năm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ, hỗ trợ lớn về kinh phí của tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng và xưởng chế biến, đến nay, Công ty mới có điều kiện mở rộng thu mua, sản xuất, từng bước đưa cây chè Shan tuyết trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo quy hoạch, sản lượng chè của xã Pà Cò đến năm 2020 ước đạt 300 tấn búp tươi/năm. Sau khi đưa vào vận hành xưởng chế biến chè tại xã Pà Cò, đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích từ hàng trăm ha đất trồng ngô chuyển sang trồng chè không chỉ tại địa bàn xã Pà Cò, mà còn có điều kiện mở rộng diện tích trồng chè sang xã Hang Kia.

Nhận định về phát triển cây chè tại huyện Mai Châu, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Phát triển cây chè gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là chủ trương của tỉnh ta đối với đồng bào người Mông tại địa bàn huyện Mai Châu những năm tới đây. Với khoảng 1.500 gốc chè cổ thụ cộng với từng bước mở rộng diện tích, cây chè "đặc sản” Shan tuyết sẽ là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò trong thời gian không xa, từng bước đẩy lùi tình trạng phá rừng, vận chuyển ma tuý, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào người Mông nơi đây.


Hồng Trung


Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục