Từ năm 2013-2018, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm; năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.


Hội nghị toàn quốc công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông - lâm - thủy sản.

Số liệu trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông - lâm - thủy sản, diễn ra tại Đà Nẵng sáng 10-7, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông sản đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.

Cả nước đã có hơn 7.500 cơ sở chế biến bảo quản nông sản với quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào cho chế biến, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Các nhà máy chế biến nông - lâm - thủy sản đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng. Sản phẩm chế biến nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 180 nước và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sáu tháng đầu năm 2019 ước đạt 19,75 tỷ USD.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chậm; việc rà soát, loại bỏ các vật tư nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt nam chưa thường xuyên; hoạt động giám sát, cảnh báo, thanh tra xử lý vi phạm chưa kịp thời…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định, những khó khăn khách quan và chủ quan đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung, công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản nói riêng trong năm 2019 và các năm tới. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước, cần tập trung hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu quả quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản; đẩy mạnh công tác mở cửa, phát triển thị trường đối với các ngành hàng chủ lực; xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn kết hợp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường...

TheoNhandan

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục