(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.


Phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Tử Nê (Tân Lạc) thu hút đông đảo người dân thăm quan, mua sắm.

Đã thành thông lệ, vào tháng 8, 9 hàng năm, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại tỉnh lại phối hợp với UBND các huyện triển khai hoạt động Chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn, vùng sâu, xa theo kế hoạch đề ra. Năm 2018, Chương trình lựa chọn thực hiện tại 5 điểm: xã Pà Cò, Noong Luông (Mai Châu), xã Phong Phú, Tử Nê (Tân Lạc), xã Dũng Phong (Cao Phong). Mỗi phiên chợ có sự tham gia của 15 doanh nghiệp với quy mô 25 gian hàng. 100% hàng hóa giới thiệu, trưng bày tại các phiên chợ có xuất xứ Việt Nam, được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường và đảm bảo chất lượng tốt.

Ở phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Tử Nê (Tân Lạc), chúng tôi gặp bà Bùi Thị Phin ở xóm Nen, xã Thanh Hối. Bà Phin vui vẻ cho biết: Là người dân xã lân cận, khi biết có chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn, tôi vô cùng háo hức. Tại đây, tôi cảm nhận được không khí giao lưu văn hóa, giao thương rộn rã. Sau khi thăm quan các gian hàng, tôi thấy đa phần các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng mua sắm của người dân nông thôn. Nhất là có thêm những gian hàng mang tính đặc trưng vùng miền, bán và giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm của huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, gian hàng nông sản địa phương... Về giá, bà Phin cho rằng, nếu so sánh với các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thì cùng chủng loại hàng hóa, giá cả ở đây có phần ưu đãi hơn.

Tại phiên chợ "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa" xã Noong Luông (Mai Châu), ông Ngần Văn Diển ở xóm Noong Luông chia sẻ: Có những thứ như chăn, ga, gối, đệm, xoong, chậu lúc cần thiết người dân chúng tôi phải đi cả quãng đường vòng ngược lên thị trấn Mai Châu hoặc xuôi về chợ xã Phú Cường (Tân Lạc) mới có để mua. Thật may, phiên chợ đã đưa sản phẩm hàng hóa về gần, giúp bà con nơi vùng sâu, vùng xa mua sắm hàng hóa chất lượng bền đẹp, giá cả phải chăng ngay tại xã mình.

Đã có hàng chục doanh nghiệp, nhà sản xuất đồng hành suốt nhiều năm với Chương trình như Công ty kinh doanh hàng gốm sứ thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH Lục Nghiệp Thành (Lạc Sơn)... Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất trong và ngoài tỉnh tham gia Chương trình và cung ứng hàng hóa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, dồi dào về số lượng, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, xa như hàng may mặc, đồ dùng gia đình, nhôm, nhựa, sành sứ, đồ dùng học tập, đồ điện - điện tử, dịch vụ viễn thông, thực phẩm công nghệ, công cụ sản xuất nông nghiệp. Nhà sản xuất cũng rất chú trọng trong việc giữ uy tín chất lượng sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của người tiêu dùng. Doanh thu từ việc bán hàng trong Chương trình theo báo cáo kết quả của các doanh nghiệp tham gia gian hàng tăng đều qua các năm (bình quân tăng từ 1,5 - 2 lần).

Đồng chí Chu Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh cho biết: Từ năm 2009 đến nay, tỉnh đã tổ chức 34 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa tại các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong. Trong đó, có 18 phiên chợ nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, từ năm 2014 - 2018 với tổng kinh phí thực hiện gần 2,4 tỷ đồng. Chương trình sẽ tiếp tục được nối dài trong năm 2019 với kế hoạch tổ chức ít nhất 4 phiên chợ về vùng sâu, vùng xa. Các địa phương luôn dành sự quan tâm đến Chương trình và trở thành một trong những nội dung trọng tâm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Mặt khác, các đợt bán hàng ngày càng thu hút đông đảo người dân thăm quan, mua sắm, bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước. Sau mỗi năm tổ chức thực hiện, chất lượng của Chương trình càng được nâng cao. Mặt khác, mỗi năm, các phiên chợ tổ chức ở cụm khác nhau, phân đều cơ hội cho mỗi vùng, đồng thời tăng sức lan tỏa của Chương trình, tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Bùi Minh


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục