(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 141 của UBND tỉnh về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp đã tích cực thực hiện chương trình DĐĐT nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tăng cường áp dụng cơ giới hóa và xây dựng cánh đồng lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người nông dân.


Năm 2013, xóm Hổ 2, Trường Long (xã Ngọc Lương) và xóm Ao Hay (xã Yên Trị) là 3 xóm được chọn làm điểm triển khai DĐĐT của huyện Yên Thủy. Sau 1 năm thực hiện, 3 xóm đã vận động được 179 hộ tham gia, tổng diện tích dồn đổi 90,59 ha. Trước đó, tổng số thửa tại 3 xóm là 1.648 thửa, bình quân mỗi hộ 9,21 thửa (cá biệt có hộ có đến 30 thửa), mỗi thửa 550 m2. Sau khi dồn đổi còn 508 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,84 thửa, mỗi thửa 1.783 m2.

Sau khi thực hiện thành công ở 3 xóm, UBND huyện đã khẩn trương hoàn thiện lại quy trình, cách thức thực hiện và kiện toàn bộ máy để triển khai nhân rộng ngay từ năm 2014. Đến nay, huyện có 44 xóm trên địa bàn 6 xã thực hiện thành công DĐĐT với 3.835 hộ tham gia; diện tích dồn đổi 1.354,38 ha. Trước khi dồn đổi có 24.842 thửa, bình quân mỗi hộ 6,5 thửa, mỗi thửa 500 m2. Sau khi dồn đổi còn 9.032 thửa (giảm 64% số thửa), bình quân mỗi hộ còn 2,4 thửa, mỗi thửa 1.500 m2 (tăng 3 lần).

Trong quá trình thực hiện DĐĐT, các địa phương kết hợp với quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Các hộ đã hiến 16,2 ha đất nông nghiệp để làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng; đào, đắp 130 km đường nội đồng, 185,02 km kênh mương, lắp đặt 2.616 cống nội đồng, làm mới 2 bai dâng và 5 km kênh mương bê tông. Việc triển khai thực hiện DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân, khẳng định DĐĐT là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được người dân đồng tình ủng hộ. Yên Thủy được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác DĐĐT.


Nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) thu hái rau canh tác trên diện tích được dồi đổi.

Theo Sở NN&PTNT, tính đến tháng 4/2019, toàn tỉnh đã thực hiện DĐĐT được 4.657,8 ha, chiếm khoảng 5,82% diện tích đất trồng trọt cả tỉnh, chủ yếu trên diện tích đất trồng lúa; có 55/191 xã thực DĐĐT, chiếm 28,8%. Riêng với những vùng trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn (như Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy, Kim Bôi...), công tác DĐĐT chủ yếu do nông dân tự gom đất, đổi đất cho nhau để hình thành những thửa ruộng, khu vườn có diện tích lớn hơn thuận lợi cho canh tác.

Qua triển khai cho thấy, công tác DĐĐT đã tác động tích cực đến sản xuất trồng trọt, bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất bình quân/hộ đã giảm từ 50 - 60% (từ 7-9 thửa/hộ còn 1 - 3 thửa/hộ); việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng, tạo động lực thúc đẩy cơ giới hóa; giảm được các chi phí nhân công như: làm đất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch sản phẩm; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng NTM thông qua việc tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Công tác DĐĐT tại các địa phương đã tạo thuận lợi cho hoạt động chứng nhận vùng sản xuất đủ điều kiện ATTP, VietGAP, hữu cơ... Đến nay, toàn tỉnh có trên 788 ha được chứng nhận, trong đó, cây ăn quả có múi trên 658 ha, cây rau 70 ha, cây trồng khác trên 59 ha.

Kế hoạch của tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% xã thực hiện DĐĐT; đến năm 2025 có 60% xã hoàn thành cơ bản việc DĐĐT, tương ứng khoảng 18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; số thửa ruộng bình quân/hộ sau khi dồn đổi giảm từ 7 - 9 thửa còn 1 - 3 thửa. Dự kiến, đến năm 2020, toàn tỉnh dồn đổi được khoảng 2.300 ha; đến năm 2025 dồn đổi được trên 6.200 ha, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng cánh đồng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất cho người dân trên địa bàn.


Hà Thu


Các tin khác


Chuyện ông Bùi Thanh Nhây hiến đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Con đường bê tông chạy từ xóm Bảm đến xóm Đồi đã được mở rộng mặt đường; sân bóng chuyền mềm của xóm, cứ chiều xuống là rộn tiếng cười vui; ngay đầu xóm là chiếc cổng làng với dòng chữ “Làng văn hóa, quốc phòng và an ninh xóm Bảm – xã Tây Phong”; tại trung tâm thị trấn là khu chợ đầu mối nông sản của huyện… Những công trình thiết yếu này đều là dấu ấn đầu tư của Chương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó có sự đóng góp của gia đình ông Bùi Thanh Nhây - Bí thư Chi bộ xóm Bảm, xã Tây Phong  (Cao Phong).

Người có uy tín ở “khu dân cư kiểu mẫu” Trường Sơn

(HBĐT) - Những năm gần đây, xóm Trường Sơn có sự phát triển toàn diện về KT-XH. Xóm được lựa chọn để xây dựng "khu dân cư kiểu mẫu” vào năm 2020 trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao của xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Góp phần vào sự chuyển mình tích cực đó không thể không nhắc đến vai trò của ông Phạm Văn Thược - người có uy tín trong cộng đồng dân cư xóm Trường Sơn.

Dấu ấn nông thôn mới huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Khởi nguồn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lương Sơn có 19 xã với 265 tiêu chí cần thực hiện, bình quân mới đạt 5,05 tiêu chí/xã. Các tiêu chí khó như: giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, hộ nghèo và thu nhập hầu hết các xã chưa đạt. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song đến nay, huyện đã có 16/19 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã được công nhận NTM nâng cao, bình quân đạt 18,84 tiêu chí/xã. Lương Sơn đang có bước đi vững chắc trở thành huyện hoàn thành nhiệm vụ XDNTM vào cuối năm nay. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực, đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân.

Thành phố Hòa Bình chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2018, TP Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (7/7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM). Kết quả đạt được ghi nhận tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố trong công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.

Sức sống nông thôn mới ở xã Hợp Thành

(HBĐT) - Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã có những thay đổi toàn diện về nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đời sống của người dân. Xóa đi nhiều dấu vết nghèo khó của 10 năm trở về trước, vùng đất Hợp Thành ngày nay đang vươn lên mạnh mẽ với sức sống của một xã NTM điển hình.

Xã Xăm Khòe vui cuộc sống mới

(HBĐT) - Xăm Khòe là 1 trong 4 xã được BCĐ xây dựng nông thôn mới (XDNTM) huyện Mai Châu lựa chọn hoàn thành 19 tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020. Đây là vinh dự nhưng cũng là thách thức đối với xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ, đảng viên về NTM chưa đầy đủ. Song, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm triển khai thực hiện, Xăm Khòe đã trở thành điểm sáng nhờ sự chung sức, đồng lòng của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục