(HBĐT) - Anh Bùi Trí Thức, một người dân ở thôn Ninh Nội khoe với chúng tôi đầy tự hào: "Tuy là vùng sâu nhưng so với trên phố, xã An Bình (Lạc Thủy) không thua kém là bao. Nói về nhịp sống thì ở đây chỉ thiếu mỗi tiệm vàng còn mọi thứ phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân đều có đủ".


Đi bộ một vòng quanh các thôn Chợ Đập, Ninh Nội, Ninh Ngoại, Đồng Bầu cảm nhận, quan sát để rõ những lời anh Thức nói quả thực không sai. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi tiếng là vùng sâu, vùng diện đặc biệt khó khăn nhưng An Bình gần đây có sự chuyển mình nhanh, mạnh mẽ đến vậy. Hàng quán san sát, nhà nối nhà, đường nối đường, giao thương thuận tiện. Rõ nhất là thôn Chợ Đập chỉ với hơn trăm nóc nhà, nhiều nhà trong đó là nhà cao tầng, còn lại đều đã kiên cố hóa. Đặc biệt, diện mạo của thôn trung tâm này không khác thị trấn, thị tứ với ít nhất 2 siêu thị mini, hàng chục cửa hàng thương mại, các tiệm sửa chữa xe máy, hiệu thuốc, dịch vụ photocopy... đều có cả.


Nhịp sống mới xã vùng sâu An Bình (Lạc Thủy) sôi động hơn với sự phát triển thương mại - dịch vụ.

Đồng chí Quách Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Giờ là diện mạo hoàn toàn khác, chứ những năm 2011 trở về trước, nhắc đến An Bình là mường tượng ngay đến vùng quê heo hút, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống người dân khó trăm bề. Kinh tế hàng hóa chậm phát triển, đường sá đi lại khó khăn là lực cản khiến bấy nhiêu năm, giao lưu, giao thương ở vùng sâu bế tắc. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 còn chiếm 47%. Chính sách dân tộc, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đưa An Bình bứt ra khỏi "khoảng lặng", tạo bước tiến KT-XH như hiện tại. Nhân dân các dân tộc cùng dồn sức, đồng lòng tham gia, hưởng ứng, phát huy hiệu quả của các chương trình, dự án hỗ trợ. Xác định nông, lâm nghiệp là kinh tế mũi nhọn, với sự tiếp sức của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, bà con nông dân đã thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất. Hạ tầng nông thôn của xã được đầu tư khang trang, đầy đủ về điện, đường, trường, trạm... phục vụ nhu cầu dân sinh và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

Người dân xã vùng sâu An Bình thêm tin tưởng và hy vọng đón cuộc sống mới, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, chăm lo. Đến nay, 70% đường liên thôn đã được cứng hóa theo tiêu chuẩn. Một số đoạn đường thuộc 3 xóm đặc biệt khó khăn cơ bản đảm bảo không lầy lội, đáp ứng việc đi lại của nhân dân. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Trong phát triển kinh tế, xuất hiện nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Điển hình như trại gà của anh Bùi Đông Giang ở xóm An Sơn 1, Bùi Văn Chung ở xóm Ninh Ngoại, Đinh Ngọc Vững ở xóm Cây Rường cho thu nhập từ 300 triệu - 1 tỷ đồng/năm. Thống kê sơ bộ, toàn xã có 2 trang trại và 18 trại nuôi gia công, trên 30 hộ chăn nuôi gia cầm quy mô 5.000 - 10.000 con, khoảng 50% tổng số hộ dân toàn xã chăn nuôi từ 1.000 con gia cầm trở lên. Đường sá thuận tiện nên sản phẩm do bà con làm ra được tư thương mua giá cao hơn. Nhiều hộ sản xuất còn đầu tư phương tiện vận chuyển để bán hàng tận gốc, giúp tăng thêm lợi nhuận.

Xã vùng sâu An Bình đang có bước chuyển dịch về kinh tế khá mạnh, thu nhập chính của các hộ dân từ trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm và ngành nghề thương mại - dịch vụ, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 30%. Trên địa bàn có sự hình thành của các cơ sở sản xuất, HTX hoạt động trong các lĩnh vực CN-TTCN về gia công may mặc, chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ... góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương. Toàn xã có 37 hộ mua sắm được phương tiện vận tải kinh doanh và xe ô tô con phục vụ nhu cầu cá nhân. Hết năm 2018, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 38,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,73%, lao động trong độ tuổi có việc làm chiếm tỷ lệ 98%. Xã đang phấn đấu thực hiện các tiêu chí còn lại về môi trường, thiết chế văn hóa để hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới trong năm nay.


Bùi Minh


Các tin khác


Công bố Quyết định về hợp nhất, thành lập các Chi cục Thuế khu vực tại 35 tỉnh, thành phố

(HBĐT) - Ngày 30/9, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất các Chi cục Thuế (CCT) để thành lập các CCT khu vực trực thuộc 35 Cục Thuế tỉnh, thành phố đợt 3 năm 2019. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, UV BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Toàn tỉnh gặt gần 11.000 ha lúa mùa

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, sản xuất vụ mùa năm nay, toàn tỉnh cấy được 22.425 ha lúa, đạt 99,6% kế hoạch. Hiện tại, các địa phương tập trung thu hoạch nhanh lúa vụ mùa, giải phóng đất để triển khai sản xuất vụ đông.

Người dân Xuân Phong tích cực hiến đất làm nông thôn mới

(HBĐT) - Xuân Phong (Cao Phong) là xã còn nhiều khó khăn, nhưng phong trào hiến đất làm hạ tầng nông thôn thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân trên địa bàn hưởng ứng, tham gia.

Dồn điền, đổi thửa thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 141 của UBND tỉnh về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp đã tích cực thực hiện chương trình DĐĐT nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tăng cường áp dụng cơ giới hóa và xây dựng cánh đồng lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục