(HBĐT) - Ngày 22/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức Hội nghị đánh giá, thẩm định và chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm OCOP năm 2019 (đợt 1). Dự hội nghị có các đồng chí thành viên hội đồng, các chủ thể tham gia chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP.
Đến nay, đã có 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với trên 50 sản phẩm tham gia. Kết quả đánh giá cấp huyện có 33 sản phẩm (đạt từ 50 điểm trở lên) được UBND các huyện, thành phố gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, huyện Lương Sơn 5 sản phẩm, Kim Bôi 5 sản phẩm, Tân Lạc 3 sản phẩm, TP Hòa Bình 4 sản phẩm, Yên Thủy 2 sản phẩm, Cao Phong 8 sản phẩm, Lạc Thủy 2 sản phẩm, Mai Châu 2 sản phẩm và Kỳ Sơn 2 sản phẩm. Có 3 sản phẩm không đủ điều kiện đánh giá chấm điểm, gồm sản phẩm Trà chanh đào mật ong; "Rượu men cam” và "Rượu cam” của HTX Hà Phong phải hoàn chỉnh lại hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng trong các kỳ tiếp theo. Có 30 sản phẩm đủ điều kiện của 24 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia đánh giá năm 2019 đã được Tổ giúp việc Hội đồng tổ chức rà soát, thẩm định và đánh giá chấm điểm xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019 đạt từ 50 điểm trở lên, trong đó có 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 16 sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Trên cơ sở kết quả chấm điểm của Tổ giúp việc, để khách quan, Hội nghị đã phát phiếu chấm điểm cho các đồng chí thành viên Hội đồng nghiên cứu đánh giá, chấm điểm theo quan điểm của mình, trong ngày 22/10 gửi về cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận trao giấy chứng nhận cho các chủ thể vào ngày diễn ra Lễ hội cây ăn quả có múi tới đây.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh: Hòa Bình là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng. Đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng cấp tỉnh, các chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm, trong đó tăng cường hướng dẫn hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn, chất lượng, mã số, mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc... đảm bảo theo quy định. Các chủ thể phải chịu trách nhiệm chính về sản phẩm của mình, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ về chính sách, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP...
Đinh Thắng
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lạc Thủy đã tích cực vào cuộc. Hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn trên địa bàn huyện đã góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Nhờ sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng tuyệt vời, những sản phẩm làm từ lụa tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) nói riêng và Việt Nam nói chung, đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các chuyên gia, người tiêu dùng Nga và sẽ sớm có mặt trên thị trường có tiềm năng cao này.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1580/UBND-NNTN về việc quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI); Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là những chỉ tiêu được đánh giá vượt kế hoạch Quốc hội giao. Đó là năm chỉ tiêu mà Chính phủ vượt kế hoạch Quốc hội giao năm 2019.
(HBĐT) - Trong năm nay, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã tích cực triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đồng thời, đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng, cho vay chương trình ưu tiên.
(HBĐT) - Một trong những chỉ tiêu quan trọng Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra là đến năm 2020, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 tỷ đồng. Thực hiện NQ, 4 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, nhất là cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung NQ, chỉ thị về thu NSNN, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy mạnh thực hiện. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết, phù hợp với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện bằng hình thức đa dạng, phong phú.