Nhờ sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng tuyệt vời, những sản phẩm làm từ lụa tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) nói riêng và Việt Nam nói chung, đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các chuyên gia, người tiêu dùng Nga và sẽ sớm có mặt trên thị trường có tiềm năng cao này.


Người tiêu dùng Nga tìm hiểu sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc.

Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Tấn Phước, Chủ tịch công ty TNHH Việt Nam Silkhouse (Lâm Đồng) tại buổi giới thiệu sản phẩm lụa tơ tằm Bảo Lộc tại thủ đô Moscow (LB Nga) ngày 20-10. Buổi giới thiệu được tổ chức nhân lễ ra mắt bộ sưu tập thời trang "Bí ẩn chim Phượng" của nhà thiết kế Minh Hạnh tại khu Bảo tồn - Bảo tàng Tsarisino. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 70 thiết kế sử dụng chất liệu vải thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi và lụa tơ tằm Việt Nam.

Người dân Nga thích thú tìm hiểu về tơ lụa Việt Nam.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phước cho biết, lụa tơ tằm là một sản phẩm có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi người Nhật thành lập Trung tâm tằm tang Bảo Lộc, cho đến nay, Bảo Lộc đã dần trở thành "thủ phủ tơ tằm" của Việt Nam. Hiện nơi đây đã trở thành nơi sản xuất tơ sợi lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm sợi tơ Bảo Lộc còn được thế giới đánh giá là có chất lượng thượng hạng. Đặc biệt, chất lượng tơ sợi Bảo Lộc cũng được các chuyên gia Nga cũng đánh giá rất cao và đã đặt hàng các nhà sản xuất lụa Bảo Lộc sử dụng một công thức riêng để dệt nên những tấm vải đặc biệt, cung cấp cho Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội và Lăng Lê-nin ở Moscow.

Sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam nói chung và của Bảo Lộc, Lâm Đồng nói riêng đã được xuất khẩu đi rất nhiều nước như Ấn Độ, Italy, Nhật Bản... Hiện sản lượng tơ tằm của Bảo Lộc mỗi năm đạt 1.200 tấn, trong đó tiêu thị trong nước chỉ chiếm 20%, còn lại đều xuất khẩu đi nước ngoài. Tuy nhiên, lượng hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô. Để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu, các nhà sản xuất lụa Bảo Lộc hiện đang nỗ lực thiết kế, in ấn và sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh để nâng cao giá trị, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Mẫu tơ và vải lụa dệt bằng công thức đặc biệt để sử dụng trong lăng Hồ Chủ tịch và lăng Lê-nin.

Ông Phước cho biết, trong lần quảng bá sản phẩm tại Nga lần này, các nhả sản xuất tơ lụa Bảo Lộc muốn khẳng định chất lượng và thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam, qua đó người tiêu dùng Nga biết đến các sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam. Công ty của ông cũng đang có kế hoạch mở phòng trưng bày sản phẩm ở Moscow để quảng bá lụa tơ tằm của Việt Nam đến với thị trường LB Nga.

Tại buổi trưng bày, khách tham quan, đặc biệt là các phụ nữ, tỏ ra rất thích thú với các sản phẩm tơ lụa của Việt Nam. Tất cả đều bị quyến rũ bởi những tấm khăn, mảnh vải lụa tơ tằm mềm mại, mát rượi với những mẫu hoa văn đặc sắc. Nhiều người còn tìm hỏi xem liệu họ có thể mua được những sản phẩm này ở Moscow hay không. Ngoài ra, công ty Silkhouse còn giới thiệu tới người xem toàn bộ quy trình của việc sản xuất lụa. Các vị khách rất hào hứng tìm hiểu chi tiết việc sản xuất lụa, từ cách thức nuôi tằm, khi con tằm nhà tơ, quy trình kéo tơ, dệt lụa, nhuộm và in.

Bà Elena trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân.

Bà Elena, người dân Moskva cho biết: "Tôi rất ấn tượng về các sản phẩm lụa Việt Nam. Năm ngoái tôi vừa đi thăm Việt Nam và ấn tượng của tôi về đất nước các bạn cũng rất tuyệt vời. Thông qua việc làm quen với ngành thủ công truyền thống làm lụa, chúng tôi có cơ hội làm quen nhiều hơn với văn hóa Việt Nam. Theo tôi biết, lụa luôn được ưa chuộng ở châu Âu". Còn bà Natalia, một khách tham quan khác đánh giá lụa Việt Nam có chất lượng rất tuyệt vời, độc đáo. Bà nói: "Tôi xin cảm ơn các nhà sản xuất lụa Bảo Lộc đã mang những sản phẩm lụa đến với nước Nga. Buổi trưng bày giới thiệu hôm nay đúng là một cở hội để người Nga làm quen với những tập tục, với văn hóa Việt Nam”.

Khách hàng Nga rất thích thú với các sản phẩm lụa tơ tằm Việt Nam.

Ông Huỳnh Tấn Phước cũng cho biết tại, lụa tơ tằm Bảo Lộc được các chuyên gia và khách hàng Nga đánh giá rất cao và ông rất tự hào về điều này. Ông chia sẻ: "Tôi đã được tiếp xúc nhiều khách hàng lớn tuổi rất yêu chất liệu lụa tơ tằm. Họ cũng là những người có những hiểu biết sâu sắc về loại sản phẩm này. Bởi vậy những đánh giá của họ có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi".

Đánh giá về triển vọng của sản phẩm lụa Việt Nam nói chung và lụa Bảo Lộc nói riêng tại Nga, ông Phước khẳng định lụa tơ tằm của Việt Nam có chất lượng rất cao, được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng. Nhờ liên tục được cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, lụa Việt Nam nói chung và Bảo Lộc nói chung chắc chắn sẽ có đủ khả năng cạnh tranh và được người tiêu dùng LB Nga chấp nhận.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Cảnh báo trang web có dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) chưa từng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho tổ chức, đơn vị nào có tên Greenleaf hay Greenleafgroup.

Huyện Yên Thủy tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 18/10, UBND huyện Yên Thủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020.

Năng suất lúa bình quân ước đạt 53 tạ/ha

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, hiện, các địa phương đang tập trung thu hoạch nhanh lúa vụ mùa, cây màu vụ hè thu và triển khai sản xuất vụ đông. Tính đến ngày 17/10, toàn tỉnh đã thu hoạch được 22.125 ha lúa vụ mùa, đạt 98,7% diện tích, năng suất bình quân ước đạt 53 tạ/ha. Nhiều địa phương đã hoàn thành thu hoạch lúa như các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy và TP Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện Kỳ Sơn có sự phát triển ổn định. Công ty CP Sơn Thủy - doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ có nhà máy tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa tiếp tục hoạt động hiệu quả, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm và thu ngân sách cho địa phương. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào xây dựng nhà máy, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các sáng kiến kỹ thuật cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ gỗ, đáp ứng nhu cầu của đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng ổn định và bền vững. Hàng năm, Công ty thực hiện doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động với thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều năm nay, công ty đã liên kết với các hộ nông dân trong tỉnh thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn. Bí thư Đảng ủy xã Dân Hòa Đinh Xuân Thao cho biết: Các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn xã đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Trong đó đã giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động của xã với thu nhập khá ổn định.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1

(HBĐT) - Ngày 18/10, Đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đã có buổi làm việc với huyện Yên Thủy về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1 (Dự án).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục