(HBĐT) - Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về "phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020” (Nghị quyết số 12) đã tạo nên một "cú huých” lớn, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật, việc triển khai thực hiện nghị quyết vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế như: hình thức, quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ, lẻ; chưa chủ động được nguồn giống; nỗi lo về thị trường tiêu thụ…


Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh (TP Hòa Bình) phát triển quy mô trên 200 lồng cá, tạo việc làm ổn định cho 40 lao động địa phương. 

Vẫn còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ

Khảo sát thực tế tại xã Tân Mai (Mai Châu) cho thấy, toàn xã hiện có 208 lồng cá, trong đó 70 lồng được hỗ trợ theo Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Như vậy, số lồng cá được hưởng chế độ hỗ trợ mới chiếm 1/3 tổng số lồng cá toàn xã. Thiếu vốn là lý do khiến người dân xã Tân Mai chưa đầu tư được lồng cá đạt tiêu chuẩn để được hưởng hỗ trợ. Tình trạng này cũng đang diễn ra tại các địa phương nuôi cá lồng tập trung khác.

Đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương (Đà Bắc) cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn nhiều hộ dân có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển mô hình nuôi cá lồng. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại nhất là nguồn vốn. Chi phí lắp đặt 1 lồng cá đạt tiêu chuẩn khoảng 20 triệu đồng, chưa kể mua giống. Trong khi đó, nguồn vốn từ các chính sách hỗ trợ khuyến khích nuôi cá lồng và Ngân hàng CSXH chỉ có thể áp dụng với hộ nghèo. Do đó, nhiều hộ dân trăn trở về nguồn vốn để đầu tư, phát triển mô hình”.
Sau vốn, khó khăn đặt ra là vấn đề phòng, chống dịch bệnh và áp dụng KHKT vào việc nuôi cá. Đồng chí Đinh Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tân Mai (Mai Châu) trăn trở: "Từ đầu năm đến nay, toàn xã chết khoảng 1,6 tấn cá. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể là do lưu lượng nước trên hồ Hòa Bình giảm sâu dẫn đến cá chết do sặc nước hoặc cũng có thể do cá bị bệnh. Người dân bất lực nhìn cá chết trắng, xót xa lắm!”.

Ngoài khó khăn về vốn, kỹ thuật, hoạt động nuôi cá trên lòng hồ Hòa Bình hiện cũng gặp khó về vấn đề đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trao đổi về vấn đề này, anh Định Công Thiệp, xóm Mó Rút, xã Tân Mai cho biết: "Hiện, vấn đề đặt ra đối với các hộ dân nuôi cá lồng tại địa phương là chưa xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Theo tìm hiểu, tôi được biết, giống cá trắm đen ở khu vực huyện Đà Bắc có giá khoảng 150.000 đồng/kg, tuy nhiên, tại địa bàn Tân Mai chỉ bán được 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, bản thân tôi và các hộ chăn nuôi trong xã phải trực tiếp liên hệ với các nhà hàng trong và ngoài huyện để cung ứng sản phẩm". Để giải quyết vấn đề đầu ra, các hộ dân trong xã đã thành lập 2 tổ chăn nuôi cá lồng để chủ động tạo đầu mối liên kết thông tin, phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân để liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn nhận thẳng thắn, đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh nhận định: "Hiện nay, việc đưa vào nuôi trồng các giống cá có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao chưa nhiều. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 30% nguồn giống, còn lại chủ yếu nhập từ Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên… Hình thức, quy mô, phạm vi liên kết trong nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa và thiếu tính bền vững. Việc áp dụng tiến bộ KHKT vào quá trình chăn nuôi theo quy chuẩn chưa đồng bộ tại một số xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Số lượng doanh nghiệp tham gia mở rộng quy mô, đầu tư lớn còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích nuôi cá lồng còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn kinh phí cho các đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách có nhu cầu tham gia nuôi cá lồng bè”.

Phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững

Nghị quyết số 12 về phát triển nghề nuôi cá lồng đã làm thay đổi cuộc sống người dân vùng lòng hồ Hoà Bình là thực tế đã và đang diễn ra. Từ những kết quả đạt được, BTV Tỉnh ủy đã đặt mục tiêu đến năm 2020, số lồng cá trên hồ Hòa Bình đạt 4.500 lồng, sản lượng nuôi trồng trên 12.000 tấn, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động và có 20% tổng số lồng tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Trong đó, yêu cầu giai đoạn 2021 - 2025, các cấp ủy Đảng phải tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 12 đến các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục mở rộng vùng nuôi trồng tập trung đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất lồng nuôi đảm bảo đủ tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại đến người tiêu dùng. Khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển nuôi trồng thủy sản liên kết hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2025, tổng số lồng nuôi trên hồ Hòa Bình đạt 5.500 lồng cá, sản lượng nuôi trồng 20.000 tấn và tạo việc làm ổn định cho 6.000 lao động. 50% số lồng tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và 50% tổng sản lượng cá nuôi được chế biến phục vụ xuất khẩu. 

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết thêm: "Để hướng phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng bền vững nhằm xây dựng thương hiệu, đặc sản cho tỉnh cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của người dân trong quá trình nuôi cá, đảm bảo ATVSTP gắn với bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các phương pháp sản xuất giống mới có giá trị kinh tế cao, chủ động cung ứng đủ số lượng, chất lượng. Quan tâm xây dựng cơ sở chế biến thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, xây dựng cơ sở chế biến các sản phẩm cá, tôm. Đặc biệt, quan tâm ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản sạch và bền vững, áp dụng quy trình VietGAP thủy sản trong sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Thu hút các nhà đầu tư nuôi quy mô lớn, tập trung công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn môi trường”.

Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sở, ngành liên quan cũng cần xây dựng trung tâm mua và phân phối sản phẩm sau thu hoạch để quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại, nhất là thị trường Hà Nội, hướng đến xuất khẩu. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm để có các sản phẩm chất lượng cao hơn, phong phú về chủng loại, mẫu mã. Kết hợp với mô hình du lịch làng nghề nuôi cá để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nghiêm cấm việc sử dụng các loại hóa chất tác động xấu đến môi trường. Kiểm tra, theo dõi diễn biến môi trường, kịp thời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh; thông tin thị trường cho người nuôi cá để lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp.
 
Đức Anh

Các tin khác


Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 261.292 triệu đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay 9 tháng đạt trên 81.263 triệu đồng với 2.164 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 58.900 triệu đồng.

Doanh số cho vay nhà ở xã hội đạt 3.256 triệu đồng

(HBĐT) - Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, năm 2018, tỉnh được phân bổ 2 tỷ đồng, năm 2019 được giao thêm 5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được phân bổ cho các huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy và TP Hòa Bình.

Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Trong đó, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ thực hiện Chỉ thị số 40 ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lạc Thủy đã tích cực vào cuộc. Hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn trên địa bàn huyện đã góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Lụa tơ tằm Bảo Lộc đến với người tiêu dùng Nga

Nhờ sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng tuyệt vời, những sản phẩm làm từ lụa tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) nói riêng và Việt Nam nói chung, đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các chuyên gia, người tiêu dùng Nga và sẽ sớm có mặt trên thị trường có tiềm năng cao này.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1580/UBND-NNTN về việc quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục