(HBĐT) - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank) được hình thành trên cơ sở Công ty dịch vụ Tiết kiệm bưu điện sáp nhập vào LienVietBank. Có mặt tại Hòa Bình 5 năm nay, LienVietPostBank là mô hình ngân hàng triển khai các hoạt động trực tiếp đến khách hàng thông qua mạng lưới bưu điện sẵn có. Ngân hàng đã tích cực mở rộng thị trường nông thôn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế.


Khách hàng giao dịch tại chi nhánh LienVietPostBank Hòa Bình (TP Hòa Bình).


Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng vốn vay ở địa bàn nông thôn trong tỉnh ngày càng tăng. Vì lẽ đó, các ngân hàng mở rộng khai thác thị trường có nhiều triển vọng này. Nhằm hướng đến mục tiêu khai thác thị trường nông thôn, LienViet PostBank đã thành lập được 8 phòng giao dịch tại các huyện, lộ trình đến hết tháng 11 sẽ mở thêm phòng giao dịch tại các huyện còn lại để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. 

Hiện nay, có 2 gói sản phẩm của LienViet PostBank được khách hàng tin tưởng lựa chọn là gói hưu trí và gói cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng bằng hình thức tín chấp. Trong đó, gói hưu trí có dư nợ trên 245 tỷ đồng, món vay cao nhất trên 100 triệu đồng; gói cán bộ, công chức, viên chức có dư nợ trên 100 tỷ đồng, món vay cao nhất trên 300 triệu đồng. Để gia tăng khả năng cung ứng vốn, sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, LienVietPostBank đã mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng và nâng cao chất lượng các hình thức cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người dân nhằm hiện thực hóa triển vọng "Ngân hàng của mọi gia đình”. Đây là định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên dành riêng cho người nghèo, các hộ nông dân nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính phù hợp nhất cho khách hàng ở vùng nông thôn. 

Giám đốc LienVietPostBank Lê Xuân Lâm cho biết: Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Với chính sách lãi suất và chăm sóc khách hàng tốt, LienViet PostBank có 2 kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là qua ngân hàng và qua dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Đến hết tháng 10, tổng nguồn vốn huy động của LienViet PostBank đạt trên 2.100 tỷ đồng. LienViet PostBank thực hiện nhiều gói dịch vụ đa dạng phục vụ nhu cầu từng loại đối tượng. Dư nợ của đơn vị đạt 1.200 tỷ đồng với trên 10.000 khách hàng còn dư nợ. Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi để người dân ở nông thôn tiếp cận nguồn vốn vay, thì việc thành lập các điểm giao dịch ngân hàng tại địa bàn nông thôn cũng góp phần xóa bỏ các hoạt động "tín dụng đen”. Đây cũng là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân vùng nông thôn.

Vừa qua, LienVietPostBank Hòa Bình đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân nhằm tạo điều kiện cho các hộ hội viên nông dân trong tỉnh được tiếp cận thêm nguồn vốn vay tín chấp của ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Gói tín dụng này có dư nợ trên chục tỷ đồng.

Trong thời gian tới, LienVietPostBank sẽ triển khai ký kết hợp tác với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, để người dân ở các vùng nông thôn được  tiếp cận với nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

      Đinh Thắng

Các tin khác


Công bố nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Mường Động huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 12/11, tại sân vận động trung tâm, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu tập thể "Cam, bưởi Mường Động” cho các sản phẩm cam, bưởi của huyện. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh, cộng đồng người trồng cam, bưởi cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

"Chinh phục" sông Đà xây Thủy điện Hòa Bình

Chọc mũi khoan thăm dò xuống lòng sông ở vị trí nào cũng gặp lớp phù sa, không thể xây đập thủy điện, người Pháp kết luận "Sông Đà bất trị".

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

(HBĐT) - Hiện nay, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 298.013 ha, chiếm 64,66% tổng diện tích tự nhiên. Sau 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg, ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) có trọng tâm, trọng điểm, thu hút được nhiều đối tượng tham gia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải có luật để bảo vệ nhà đầu tư

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu về tầm quan trọng của việc xây dựng dự thảo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) tại phiên thảo luận tổ ngày 11-11.

Bổ sung các quy định để làm rõ bản chất của tiền điện tử

Cơ quan ngân hàng trung ương khẳng định, việc quy định rõ về các loại tiền điện tử được phép sử dụng sẽ nhằm loại trừ các loại tiền ảo trên thị trường.

Sôi động sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Màu xanh đã bắt đầu trải rộng trên những cánh đồng sau khi hoàn tất thu hoạch vụ mùa - hè thu. Đây cũng là thời điểm nông dân trong tỉnh tập trung triển khai sản xuất vụ đông với khí thế sôi động nhờ cộng hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thuận lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục