(HBĐT) - Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM đã được cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm lãnh đạo, điều hành thực hiện với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về KT-XH và môi trường, nhằm nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh, cải thiện đời sống của nông dân. Đồng thời, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.


Sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh bán tại Siêu thị Big C - Thăng Long (Hà Nội) được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Với quan điểm TCCNNN phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành; phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh gắn với phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học... bảo đảm phát triển bền vững, UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế; rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Trọng tâm của tái cơ cấu được xác định là phát triển nông sản, hàng hóa lợi thế có sức cạnh tranh trên thị trường, hiện thực hóa bằng các chương trình ưu tiên; tăng hàm lượng KHCN. UBND tỉnh đã điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất cây có múi tập trung; quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy đặc sản; quy hoạch phát triển cây dược liệu.

Với sự vào cuộc tổ chức thực hiện Đề án TCCNNN của các cấp, ngành, sự đồng thuận của tổ chức, doanh nghiệp và bà con nông dân, những năm qua, thực hiện Đề án đã thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh khởi sắc, phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng, có giá trị cao. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với những sản phẩm chủ lực, có lợi thế gắn với hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn. Từ năm 2016 đến nay, các địa phương đã chuyển đổi được gần 18 nghìn ha đất trồng lúa, cây màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Mở rộng diện tích nhóm cây ăn quả có múi, mía ăn tươi, rau an toàn. Riêng diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh hiện có 10,5 nghìn ha, trong đó, diện tích kinh doanh 7,4 nghìn ha, sản lượng hơn 15 vạn tấn; dự kiến đến năm 2020, diện tích đạt trên 11,2 nghìn ha, diện tích kinh doanh trên 9 nghìn ha, sản lượng khoảng 19 vạn tấn.

Mô hình cánh đồng lớn, sản xuất tập trung quy mô lớn, liên kết sản xuất tiếp tục phát triển. Điển hình như vùng trồng tập trung cây cam, bưởi ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; trồng nhãn tại Kim Bôi; trồng mía ở Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; sản xuất rau hữu cơ, rau sạch tại huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu; duy trì phát triển vùng chè xanh ở Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc...

Cùng với các cây trồng chủ lực, ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo định hướng, người chăn nuôi trong tỉnh tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê trong nông hộ, chăn nuôi công nghiệp trong các trang trại kết hợp hình thành vùng an toàn dịch bệnh cho các vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, giết mổ công nghiệp quy mô lớn.

Lĩnh vực lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa. Từng bước nâng cao chất lượng, giá trị rừng theo hướng chuyển từ khai thác gỗ non sang khai thác gỗ lớn. Diện tích trồng rừng hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra; độ che phủ rừng tăng từ 48,96% năm 2015 lên 51,5% năm 2019.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh. Các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản lượng khai thác, giá trị ngành thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 12 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020 đã mang lại hiệu quả thiết thực với cuộc sống người dân vùng hồ. Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, cho hiệu quả cao như các loại cá: trắm đen, lăng, dầm xanh, bỗng, chiên, tầm. Sản phẩm tôm, cá sông Đà đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ về nhãn hiệu tập thể, dần khẳng định chất lượng, chỗ đứng trên thị trường. Hiện, trên hồ thủy điện Hòa Bình phát triển khoảng 4.500 lồng nuôi cá, tăng trên 1.900 lồng so với năm 2015. Việc triển khai mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị đã mở hướng cho nghề nuôi cá lồng bè phát triển bền vững.

Đẩy mạnh thực hiện Đề án TCCNNN đã góp phần giúp bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày một đổi mới. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân khoảng 4,5%/năm. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Năm nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh ước đạt 11.085 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến giá trị thu nhập trung bình trên 1 ha canh tác trồng trọt đạt 126 triệu đồng/năm; nuôi trồng thủy sản đạt hơn 150 triệu đồng/ha.

Hoàng Nga


Các tin khác


Tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019 – 2020.

Phụ nữ xã Nhân Nghĩa chung sức xây dựng NTM

(HBĐT) - Đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng NTM, thời gian qua, HPN xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã triển khai các hoạt động cụ thể, ra sức thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển KT-XH, đồng thời mang đến sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức từng hội viên, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Khen thưởng nhóm tác giả “gạo ngon nhất thế giới”

Chiều 25-11, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ khen thưởng và tri ân nhóm nghiên cứu giống lúa thơm ST25, giống lúa vừa đoạt giải cao nhất trong Cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019 - World's Best Rice do The Rice Trader tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tại Manila, Philippines từ ngày 10 đến 13-11 vừa qua.

25 sản phẩm tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2019 tại tỉnh Hà Nam

(HBĐT) - Ngày 22/11, tại tỉnh Hà Nam đã diễn ra hội nghị kết nối cung - cầu  hàng hóa năm 2019 với sự tham gia của đại diện Sở Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng. Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đưa 25 sản phẩm đặc sản, hàng nông sản, thực phẩm an toàn của các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh của địa phương đi quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại hội nghị.

Tiếp tục đổi mới hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Ngày 25/11, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành nhằm đánh giá hoạt động năm 2019, đề ra phương hướng năm 2020.

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh, từ đầu năm đến nay, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục