(HBĐT) - Trong số 5 sản phẩm tiêu biểu được huyện Kim Bôi lựa chọn tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh vào tháng 10/2019, nông trại hữu cơ Linh Dũng ở thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến có tới 3 sản phẩm được chọn, đó là bưởi hữu cơ, mứt sấy hữu cơ và mật ong chanh đào hữu cơ.

 


Người tiêu dùng TP Hòa Bình thăm quan, tìm hiểu cách chế biến mật ong chanh đào tại nông trại hữu cơ Linh Dũng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). 

Đến nay, vừa ngót 5 năm ghi dấu hành trình canh tác hữu cơ của chị Hoàng Oanh, chủ nông trại hữu cơ Linh Dũng. Với việc áp dụng quy trình canh tác hữu cơ mang tính tiên phong, chị đã trải qua nhiều trở ngại và nỗ lực để đạt được đích đến là giải được bài toán "đầu ra" bền vững cho cây ăn quả có múi.

Tại mô hình chuyên canh sản phẩm hữu cơ, nông trại đã thực hiện các bước cải tạo đất, chăm sóc theo phương thức truyền thống. Đặc biệt là thực hiện nguyên tắc "5 có, 5 không và 3 an toàn", đó là: có chứng nhận hữu cơ, có chứng nhận ATTP, có nhật ký đồng ruộng, có truy xuất nguồn gốc và có bao bì, nhãn mác; không hóa chất kích thích, không phân bón hóa học, không hóa chất bảo quản, không có thuốc hóa học và không sản phẩm biến đổi gen; an toàn cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường sinh thái. Từ thành quả canh tác, nông trại là cơ sở sản xuất đầu tiên của Việt Nam được tổ chức NHO - QSCert cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 11041:2015. Trên diện tích 3,2 ha cây có múi hữu cơ, gồm cam, chanh, quýt, bưởi, sản phẩm bưởi hữu cơ sản xuất từ nông trại đã được chọn tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Với canh tác hóa học, có lẽ không có nhà vườn trồng cam nào dám đặt thùng ong ở trong vườn. Nhưng tại vườn cây ăn quả có múi của nông trại hữu cơ Linh Dũng, không khó bắt gặp những thùng ong nằm rải rác. May mắn khi có hệ sinh thái hữu cơ và những nguyên liệu cơ bản sẵn có, nông trại đã quyết tâm thực hiện ý tưởng, nghiên cứu các công thức chế biến, cách thức phối trộn nguyên vật liệu, mua các sản phẩm có trên thị trường để phân tích, đánh giá những ưu, nhược điểm, từ đó tự thực nghiệm, đánh giá. Sau hàng chục công thức khác nhau, nông trại chọn ra công thức phù hợp nhất. Mật ong chanh đào hữu cơ chỉ sử dụng mật ong và chanh đào sẵn có trong vườn, không thêm đường phèn như các sản phẩm khác hiện nay. Sản phẩm có tính dược liệu cao, đầy đủ bao bì, nhãn mác và hệ thống tem thông minh truy xuất nguồn gốc.

Kể từ niên vụ thu hoạch cây ăn quả có múi 2018, nông trại thực hiện 1 ý tưởng mới khác, đó là làm mứt sấy hữu cơ 3 vị. Nguồn nguyên liệu tận dụng từ vỏ quả. Để tạo sự khác biệt với các sản phẩm mứt vỏ bưởi trên thị trường, nông trại tẩm thêm vị quế quyện cùng vị the của tinh dầu bưởi tạo mùi thơm ấm áp rất hợp với mùa đông lạnh mà vẫn giữ được màu đặc trưng của vỏ. Loại thứ hai tẩm gấc tạo nên màu đỏ tươi bắt mắt và thêm vị ngậy của gấc. Với mứt vỏ cam, ngoài nguyên liệu đường mía, chủ nông trại dùng chính nước cốt cam để sên mứt. Khách hàng sau khi sử dụng mứt đã có những phản hồi tích cực. Nông trại đã cung cấp các sản phẩm bưởi bóc vỏ đóng hộp cho các khách sạn, nhà hàng của thành phố Hòa Bình để giữ được nguồn vỏ tươi.

Từ nông trại hữu cơ Linh Dũng, 3 sản phẩm bưởi hữu cơ, chanh đào mật ong hữu cơ và mứt sấy hữu cơ mang tâm huyết, ý tưởng sáng tạo của người chủ nông trại được người tiêu dùng đánh giá cao. Cả 3 sản phẩm đều đã có mặt tại các hội chợ, siêu thị ở các thành phố lớn trong cả nước, tiêu thụ mạnh tại các cửa hàng thực phẩm sạch, hệ thống khách sạn, nhà hàng, quán cafe. Đây đồng thời là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của nông trại trong việc hình thành, gìn giữ thương hiệu hữu cơ, hưởng ứng Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.   
  
Theo đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Kim Bôi, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện đã chấm điểm các sản phẩm OCOP của các xã để lựa chọn tham gia đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh năm 2019 và 3 sản phẩm xuất xứ từ nông trại hữu cơ Linh Dũng được đánh giá cao. Tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1/2019 cùng 24 chủ thể khác, 3 sản phẩm từ nông trại được xếp hạng 3 sao, được UBND tỉnh cấp chứng nhận và sử dụng nhãn hiệu OCOP cùng thứ hạng sao đạt được in trên bao bì sản phẩm theo quy định.

                                                                         Bùi Minh
  

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục