(HBĐT) - Năm 2019, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tây Phong (Cao Phong) là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua hoạt động Hội. Trong đó, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhận được sự hưởng ứng, nhiệt tình từ hội viên CCB. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình đầu người đạt 30,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo còn chiếm 0,4%. Qua đó, thu nhập của hội viên được cải thiện, đời sống được nâng lên, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.



Cựu chiến binh Ngô Hồng Chung (thứ 2 từ phải sang), phố Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất gạch bê tông.

Đến thăm gia đình CCB Ngô Hồng Chung ở phố Bằng, hội viên gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Qua chia sẻ được biết, năm 1990, ông Chung rời quân ngũ trở về địa phương sinh sống và làm việc. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thăm quan học tập mô hình phát triển kinh tế ở một số nơi, nhận thấy mô hình sản xuất gạch bê tông mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương. Năm 2013, ông Chung đã mạnh dạn đầu tư kinh phí ban đầu trên 150 triệu đồng để mua máy ép gạch và xây dựng nhà xưởng khoảng 1.000m2. Sau 6 năm đi vào hoạt động, xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình ông đã được nhân dân địa phương và một số vùng lân cận tin dùng bởi chất lượng gạch tốt, giá thành hợp lý nên sản phẩm thường xuyên trong tình trạng "cháy” hàng. Trung bình mỗi năm, xưởng của của ông Chung sản xuất cung cấp cho thị trường 10 vạn viên gạch bê tông với giá bình quân 2.200 đồng/viên. Lợi nhuận sau khi trừ tri phí thu về khoảng 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, xưởng gạch của gia đình ông còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/tháng.

Ông Chung chia sẻ: "Sau khi trở về địa phương sinh sống, bản thân tôi luôn phát huy tinh thần, truyền thống quý báu của anh "bộ đội cụ Hồ” trong thời bình. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Theo đánh giá của tôi, mô hình sản xuất gạch bê tông có những ưu điểm vượt trội như không sử dụng đất nông nghiệp, quá trình sản xuất không sử dụng than, củi nên tiết kiệm được nhiên liệu. Nguyên liệu phục vụ sản xuất sẵn có tại địa phương. Quá trình sản xuất không sinh gây ô nhiễm, chất thải độc hại”.

Cách trung tâm huyện 6 km, xã có đường QL 6 chạy qua và mạng lưới đường giao thông thuận tiện. Tận dụng những lợi thế đó, cán bộ, hội viên CCB trên địa bàn xã đã năng động, sáng tạo tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Trong đó, xác định trồng cây có múi, phát triển trang trại VAC, kinh doanh dịch vụ là những ngành kinh tế mũi nhọn giúp hội viên CCB nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Theo thống kê rà soát, hội viên CCB trong toàn xã hiện đang làm chủ 70 ha cây có múi, trong đó có khoảng 50 ha trong thời kỳ kinh doanh; 4 trạng trại VAC; 10 cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển hiệu quả.

Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, hội viên CCB trên địa bàn có điều kiện, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội CCB xã đã chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với tổng dư nợ trên 9 tỷ đồng. Tăng cường xây dựng quỹ Hội trong toàn xã đạt 115 triệu đồng, tăng 11 triệu đồng so với năm 2018, bình quân đạt 500.000 đồng/hội viên. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT.

Đồng chí Ngô Văn Mạnh, Chủ tịch Hội CCB xã Tây Phong cho biết: "Theo thống kê, tỷ lệ hộ CCB có mức sống khá, giàu trên địa bàn xã đạt 54%, mức sống trung bình chiếm 45%, toàn xã chỉ còn 3 hộ nghèo. Trong thời gian tới, Hội CCB xã khuyến khích các hội viên tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ về nguồn vốn, tạo mối liên kết tiêu thụ giúp hội viên. Qua đó, trong năm 2020 phấn đấu xóa trắng hộ CCB nghèo, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương".


Đức Anh

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục