(HBĐT) - Đến thời điểm này, ở xã Mỹ Hòa, nơi được coi là thủ phủ mía tím của huyện Tân Lạc, mía vẫn đứng vườn rất nhiều, trong khi tư thương thu mua khá dè dặt. Giá bán không cao hơn vụ trước, thậm chí có những vườn mía phải bán theo dạng thức ăn gia súc, chỉ vài trăm đồng mỗi cây. Vậy là, 3 vụ mía liên tiếp, người trồng mía nơi đây rơi vào cảnh thua lỗ.



Đã ở những ngày cuối tháng 2 nhưng việc tiêu thụ mía tím ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) vẫn khá ì ạch.

Mỹ Hòa là một trong những xã có truyền thống trồng mía trên 20 năm ở huyện Tân Lạc, diện tích duy trì khoảng 300 ha. Có thời điểm, khi giá ổn định, nhiều bà con chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng mía, nâng diện tích lên tới 310 ha. Niên vụ 2019, tổng diện tích trồng mía ở Mỹ Hòa là 295 ha, giảm 5 ha so với niên vụ 2018. Còn nhớ, vào những ngày cuối tháng 3 năm ngoái, người trồng mía ở xã Mỹ Hòa nuốt nước mắt, chấp nhận bán với giá cao nhất chỉ 3.000 đồng/cây loại 1, còn bán đại trà giá chỉ dao động từ 1.000 - 1.500 đồng/cây. Thời điểm đó, cả xã mới chỉ tiêu thụ được khoảng 50% diện tích mía.

Vào những ngày cuối tháng 2 này, tình hình tiêu thụ mía ở Mỹ Hòa vẫn khá ì ạch. Đồng chí Bùi Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, ước tính mới có khoảng 60% diện tích mía tím của bà con tiêu thụ được, hiện bà con vẫn đang trông ngóng tư thương đến thu mua. Về giá bán, với những hộ bán được đầu vụ (cuối năm 2019) bình quân 5.000 đồng/cây. Thế nhưng, nhiều vườn dù tư thương đã đặt cọc nhưng đến nay vẫn chưa thu mua. Thậm chí, có những vườn khách mua chỉ chặt số lượng mía bằng số tiền đã đặt cọc trước Tết, rồi không quay lại thu mua nữa. Hiện, cây mía bắt đầu ngả màu, nhiều cây bị nứt nẻ, mọc mầm. Nhiều chủ vườn phải bán với giá rất rẻ để giải phóng đất.

Gia đình ông Bùi Văn Thường, xóm Chù Bụa duy trì trồng mía trên 10 năm, với diện tích hơn 2.000 m2. Mấy vụ gần đây, gia đình ông trồng mía mô, năm ngoái, mía phát triển tốt nên bán được vào đầu vụ đem lại nguồn thu 30 triệu đồng. Còn năm nay bán theo cân, với giá 300 đồng/kg, gia đình ông chỉ thu được hơn 1 triệu đồng. Đó cũng là tình cảnh của nhiều người trồng mía ở Mỹ Hòa. Theo chia sẻ của bà con, chi phí đầu tư cho mỗi cây mía từ 3.000 – 3.500 đồng, với giá bán dưới 4.000 đồng/cây thì coi như làm không công, còn thấp hơn nữa thì đương nhiên thua lỗ.

Trồng mía liên tục thua lỗ, tại sao bà con vẫn trồng? Trả lời câu hỏi này, đồng chí Bùi Thị Bảo Yến, công chức Địa chính - nông nghiệp xã cho biết: Cây mía là cây trồng truyền thống, phù hợp với đồng đất Mỹ Hòa. Trước đây, sau một vụ mía khó khăn thì vụ sau sẽ bán được giá. Do đó, bà con đã thua lỗ 2 vụ trước vẫn tiếp tục trồng với hy vọng vụ này sẽ khá hơn. Tuy nhiên, những vụ trước mía tiêu thụ chậm, sang vụ sau trồng không đúng thời vụ nên cây phát triển chậm hơn, việc tiêu thụ tiếp tục gặp khó khăn.

Không chỉ chậm về thời vụ, việc trồng không đúng niên vụ cũng khiến chất lượng mía giảm sút. Ở khu trồng mía của xóm Chù Bụa, xóm Chuông, xen giữa những vườn mía tốt, cây to, dóng dài còn có cả những vườn mía khá xấu mã. Có những vườn cây chỉ cao hơn 1 m, dóng ngắn, thân cong do bị bão quật đổ. Chất lượng suy giảm cũng là một nguyên nhân khiến mía Mỹ Hòa gặp khó trong vấn đề tiêu thụ. Điều này cũng được ông Trần Lĩnh, tư thương đến từ Nghệ An và có 4 năm thu mua mía Mỹ Hòa thẳng thắn chia sẻ: "Tôi đã mua mía ở Thanh Hóa và một số tỉnh khác nhưng không nơi nào mía ngon như ở Mỹ Hòa của tỉnh Hòa Bình. Mía ở đây dóng dài, vỏ mỏng, ngọt đậm và có vị thơm rất đặc trưng. Tuy nhiên, trong 2 - 3 vụ gần đây, chất lượng không còn đồng đều như trước nữa nên khó để mua giá cao”.

Ông Lĩnh cũng chia sẻ thêm, hiện nay, cây mía tím đang phải cạnh tranh khốc liệt với các loại trái cây, hoa quả khác nên đầu ra gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để "cứu” cây mía hay bỏ mía, tìm hướng đi mới? Trước câu hỏi này, đồng chí Bùi Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa trăn trở: Cấp ủy, chính quyền đã họp bàn, đi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi phù hợp. Đầu tư cho cây mía khá lớn mà cứ gặp khó khăn liên tục trong tiêu thụ như này thì bà con chỉ thua lỗ. Mấy năm nay, các hộ vay ngân hàng để đầu tư cho mía chủ yếu đảo nợ, ít hộ trả được nợ. Chúng tôi rất mong được cơ quan chức năng cấp trên quan tâm, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, đưa cây, con giống phù hợp hơn, cùng người dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Có như vậy mới phát triển bền vững, không thụ động về đầu ra và thua lỗ như cây mía tím hiện nay.


Viết Đào


Các tin khác


2 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,43% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố chú trọng thực hiện Đề án phát triển CN - TTCN và triển khai các giải pháp đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp của năm đạt 43.007 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019.

Triển khai phổ biến Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành

(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị phổ biến Luật Chăn nuôi. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, lãnh đạo các phòng, ban và các chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT.

Năm 2020, phấn đấu kết nạp 1.400 hội viên nông dân

(HBĐT) - Ngày 26/2, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020 và giao chỉ tiêu thi đua, hướng dẫn chấm điểm thi đua năm 2020.

Chuyển giao khoa học công nghệ cho 800 hội viên nông dân

(HBĐT) - Từ ngày 24/2- 6/3, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh (Hội Nông dân) tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho 800 hội viên nông dân tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa

Bài 1 - Chính sách mở đường cho nông nghiệp
(HBĐT) - Trải qua thời gian dài trong bối cảnh sản xuất manh mún, trình độ canh tác lạc hậu, đời sống người làm nông nghiệp thấp, nông nghiệp của tỉnh đã, đang bước vào công cuộc chuyển hóa và hòa nhập nền nông nghiệp hiện đại. Dấu ấn đậm nét này có được kể từ khi thực hiện Kế hoạch số 95, ngày 18/7/2014 của BTV Tỉnh ủy về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Góp sức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Với phương châm "Kỷ cương – hành động – đổi mới – hiệu quả”, những năm qua, Chi cục Hải quan Hòa Bình luôn đề cao thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ và tinh thần "một công chức biết nhiều việc, mỗi việc chỉ có một công chức chịu trách nhiệm”. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương tạo thuận lợi cho các dự án đầu tư mới trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục