Khoảng 10 tấn cá nuôi trong lồng và cá tự nhiên trên sông Chu chết nổi trắng mặt nước, người dân vội vớt lên bán rẻ.

Rạng sáng 16/3, các hộ nuôi cá lồng trên sông Chu, đoạn qua xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, phát hiện cá vùng vẫy bất thường. Từng đàn cá đua nhau ngoi lên mặt nước rồi chết nổi trắng bụng.

Khoảng 10 tấn cá của người dân xã Xuân Thiên bị chết chỉ trong buổi sáng nay. Ảnh: Lam Sơn.

Khoảng 10 tấn cá của người dân xã Xuân Thiên bị chết chỉ trong buổi sáng nay. Ảnh: Lam Sơn.

Anh Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Quảng Ích nói: "Chỉ trong vài giờ, cá chết gần như sạch trơn lồng bè, không còn một mống... Nguồn nước đục và có mùi hôi thối bất thường". Gia đình anh Tuấn có 4 lồng nuôi với khoảng 700 kg cá trắm, mỗi con nặng 1,5-2,5 kg.

Khoảng 20 gia đình nuôi cá lồng trong vùng cũng ghi nhận hiện tượng tương tự. Thấy cá chết, người dân dùng sào quẫy nước sục khí hoặc đào hố cát ven bờ bắt cá ra khỏi lồng, nhưng gần như không cứu được con nào.

Cả buổi sáng, dân chài ở Xuân Thiên nhốn nháo, hò nhau vớt cá chết loại lớn mang đi bán rẻ ở các khu chợ nhỏ quanh vùng. "Chúng tôi chấp nhận bán tháo mong vớt vát chút vốn, nhưng chỉ bán được rất ít vì nhiều người sợ không dám ăn...", một phụ nữ cho hay.

Nước trên sông Chu gần chân cầu Mục Sơn nổi bọt trắng, màu đen bất thường. Ảnh: Lam Sơn.

Nước trên sông Chu gần chân cầu Mục Sơn nổi bọt trắng, màu đen bất thường. Ảnh: Lam Sơn.

Người dân nghi ngờ cá chết do một số nhà máy sản xuất giấy, mía đường, tinh bột sắn... đặt ở gần đó xả thải ra môi trường. Tại một số vị trí cống xả ven bờ sông, họ thấy mặt sông sủi bọt trắng, nước màu đen khác thường.

Ông Nguyễn Duy Nam, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, cho hay cả xã có 20 hộ nuôi cá lồng tại các thôn Quảng Ích, Quảng Phúc và Hiệp Lực. Số liệu thống kê sơ bộ đến trưa nay, khoảng 10 tấn cá đã chết. 

Theo ông Nam, vài năm trước cá lồng nuôi của bà con cũng chết nhưng chưa bao giờ nhiều như lần này.

Không chỉ cá nuôi mà nhiều loài thủy sản sinh sống tự nhiên trên sông Chu cũng chết dạt vào bờ. Ngoài xã Xuân Thiên, các xã Thọ Hải, thị trấn Lam Sơn cũng ghi nhận tình trạng cá chết rải rác, kéo dài 5-7 km.

Chính quyền địa phương đang phối hợp với ngành nông nghiệp, công an môi trường lấy mẫu xét nghiệm, điều tra nguyên nhân.

Theo Vnexpress.net


Các tin khác


Xã Đú Sáng thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Đú Sáng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Những năm gần đây, người dân đã tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, liên kết với doanh nghiêp, HTX tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện bền vững đời sống người dân.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Văn bản số 272/UBND-NNTN ngày 3/3/2020 chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - LTS: Với sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) trên toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 (15/3), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Giám đốc Sở Công Thương về vấn đề này. Sau đây là nội dung:

Phòng giao dịch Kỳ Sơn: Nợ quá hạn chiếm 0,2% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn, đến hết tháng 2, tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị là 135.462 triệu đồng. Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt 2.223 triệu đồng với 113 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 3.891 triệu đồng. Phòng giao dịch thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 134.920 triệu đồng với 4.615 khách hàng còn dư nợ. Nợ quá hạn 250 triệu đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. Hiện, đơn vị quản lý 126 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động tại các thôn, xóm.

Huyện Lương Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 263 tỷ đồng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn, đến hết tháng 2, doanh số cho vay đạt 3,769 tỷ đồng, với 148 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 5,412 tỷ đồng. Hiện, Phòng giao dịch có 14 chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai cho vay trên địa bàn toàn huyện, tổng dư nợ đến hết tháng 2 là 263,228 tỷ đồng với 9.091 khách hàng còn dư nợ, chủ yếu ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Nợ quá hạn toàn huyện là 381 triệu đồng, chiếm 0,14% tổng dư nợ; nợ khoanh 119 triệu đồng.

Giao tăng trưởng 13 tỷ đồng cho 2 chương trình tín dụng chính sách

(HBĐT) - Để đảm bảo kế hoạch tín dụng năm 2020 đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến hết tháng 2, Ngân hàng CSXH tỉnh được giao kế hoạch chỉ tiêu tín dụng đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (trong đó có đối tượng công nhân tại các khu công nghiệp) 3 tỷ đồng và 10 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục