(HBĐT) -Trong thời gian qua, dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ (QL) 12B đi QL 1 gặp phải một số khó khăn trong giải phóng mặt bằng (GPMB). Thêm nữa, năng lực và sự phối hợp giữa nhà thầu với chính quyền địa phương cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ.
Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1 đoạn qua xã Lạc Lương (Yên Thủy).
Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 đi qua địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy có tổng chiều dài toàn tuyến là 30 km, điểm đầu tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại km 479+300, thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), điểm cuối tuyến giao với QL 12B tại km 67+100, thuộc địa phận thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư được duyệt là 250 tỷ đồng.
Được khởi công tháng 12/2017, từ đó đến những tháng đầu năm 2020, tiến độ thực hiện dự án được cho khá chậm. Nguyên nhân chính là công tác đền bù GPMB chưa hoàn thành dứt điểm, gây ảnh hưởng lớn đến phương án tổ chức thi công. Mặt khác, sự phối kết hợp giữa nhà thầu và địa phương còn chưa chặt chẽ cũng dẫn đến tình trạng thi công chậm…
Trao đổi vấn đề này, đại diện một nhà thầu là Giám đốc Công ty Trường Thành Nguyễn Huy Bổng cho hay, về phía công ty luôn huy động đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cơ giới nhằm đẩy nhanh thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thi công có nhiều vướng mắc dẫn đến tiến độ chậm. Điều này cũng gây ra khó khăn phần nào cho nhà thầu.
Được biết, trong quá trình thi công dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1, có những nhà thầu dù tập trung trang thiết bị tại công trình nhưng có thời điểm buộc phải "nằm chơi” đến 3 tháng do không có mặt bằng thi công.
Còn theo thống kê của các địa phương, đến trung tuần tháng 2/2020, trên địa bàn huyện Yên Thủy cơ bản hoàn thành công tác GPMB, đã bàn giao 8,9/9,07 km, đạt 98,6% chiều dài tuyến (đoạn đi qua xã Lạc Lương và Bảo Hiệu). Có 527 hộ bị ảnh hưởng, tính đến ngày 3/2 đã chi trả bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng số tiền trên 36,3 tỷ đồng, còn hơn 947 triệu đồng chưa chi trả. Trên tuyến tuy còn một số điểm vướng mắc về GPMB do chưa thống nhất được đơn giá đền bù đất, nhưng về cơ bản vẫn có mặt bằng để các nhà thầu thi công.
Với sự chỉ đạo của chủ đầu tư trong quá trình thi công, phát sinh ở đâu nhà thầu và địa phương cùng các đơn vị liên quan cần giải quyết dứt điểm ngay ở đó, tuy nhiên, trong cuộc kiểm tra, làm việc trong tháng 2 vừa qua của lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan đối với dự án đã chỉ ra những hạn chế, bất cập, tồn tại trong quá trình thi công, thậm chí năng lực của các nhà thầu cũng là vấn đề được đưa ra xem xét. Cùng với đó, chính quyền địa phương, nhà thầu đã làm rõ những điểm nghẽn còn khó khăn, vướng mắc về công tác GPMB, công tác phối hợp, những kiến nghị từ phía nhà thầu với các sở, ngành chức năng.
Đến nay, nhìn chung mặt bằng đối với dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL1 đã cơ bản bàn giao cho các nhà thầu. UBND 2 huyện cùng các xã liên quan đã phối hợp, tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận tạo điều kiện GPMB. Đồng thời, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp cố tình cản trở gây khó khăn cho công tác thi công. Các nhà thầu cũng tranh thủ thời gian thuận lợi, bố trí làm tăng ca, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian như cam kết đề ra đến ngày 30/9/2020.
Khi dự án hoàn thành sẽ là tuyến đường quan trọng kết nối 3 trục giao thông huyết mạch trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển KT-XH địa phương và các tỉnh trong khu vực.
Hồng Trung
(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh cũng như chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, góp phần làm thay đổi nhận thức trong hội viên nông dân, đổi mới phương thức hoạt động, tạo sức mạnh lan tỏa trong nông dân về việc chủ động tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, đóng góp xây dựng NTM tại địa phương.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định. Các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm với quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, toàn tỉnh ước trồng trên 200 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Các địa phương tiếp tục gieo ươm, tích cực chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020; khai thác 230 ha rừng trồng tập chung, sản lượng 488 nghìn m3 gỗ; 31,3 nghìn ste củi; khai thác cây phân tán được 497 m3; 56,3 nghìn cây bương, tre, luồng; 2 tấn nhựa thông; 18,6 nghìn lá dong; 2,3 tấn măng, 25 tấn dược liệu....
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các ngành, lĩnh vực, việc tìm hướng duy trì ổn định, phát triển kinh tế - xã hội cần đặt ra với yêu cầu cấp bách và mạnh mẽ hơn. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công được mong chờ là một trong những đòn bẩy quan trọng, góp phần giữ vững đà tăng trưởng, giảm tác động từ dịch bệnh.
(HBĐT) -Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) TP Hòa Bình luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, đem lại thu nhập cao. Năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 57 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,32 %. Qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống hội viên.