(HBĐT) - Đảng bộ Sở GTVT có 13 chi, Đảng bộ trực thuộc với hơn 120 đảng viên tham gia sinh hoạt. Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, BTV Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời lãnh đạo hoàn tốt nhiệm vụ chính trị, tham mưu huy động tốt các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng GTVT.



Sở GTVT chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường 435 (Bình Thanh - Ngòi Hoa), phấn đấu thông tuyến vào tháng 8/2020, chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh.

BTV Đảng ủy Sở đã thành lập tổ công tác, phân công các đồng chí trong Đảng ủy chỉ đạo đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp; thành lập các tiểu ban phục vụ ĐHĐB. Hiện nay, các chi bộ trực thuộc đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị và bắt đầu tổ chức ĐHĐB theo kế hoạch. Chi bộ Văn phòng sở đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2022 theo đúng tinh thần chỉ đạo hướng dẫn tổ chức đại hội Đảng. Đây là chi bộ đầu tiên của Đảng bộ Sở tổ chức ĐHĐB nhiệm kỳ 2020 - 2022. Báo cáo chính trị của đại hội đã đánh giá toàn diện kết quả đạt được, phân tích yếu kém cần khắc phục, đề ra những giải pháp cụ thể mang tính đột phá cho nhiệm kỳ tới. Chi bộ đã lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu tham mưu Đảng ủy, lãnh đạo Sở thực hiện tốt việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức, tăng cường cán bộ quản lý ở cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, tham mưu làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực làm việc trên tất cả các lĩnh vực, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Sở GTVT. Đồng chí Trần Thị Thu Hiền, Chánh Văn phòng Sở cho biết: Theo kế hoạch, tất cả các chi bộ tổ chức đại hội trong tháng 3. Đến nay, công tác nhân sự và báo cáo chính trị của Đảng bộ Sở đã cơ bản hoàn thành để tổ chức ĐHĐB Sở trong tháng 6.

Đảng bộ Sở đã tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Sở đã tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đường gom và các vị trí đấu nối đường ngang vào các tuyến quốc lộ (QL) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; đề xuất UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địabàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở đã tham mưu tỉnh huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. Đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án công trình giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã đưa vào khai thác; đường 435, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với QL12B đi QL1, dự án đường nối QL6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình); cầu Hòa Bình 2, 3...

Thời gian tới, Đảng bộ Sở tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động tốt các nguồn lực tập trung triển khai các dự án giao thông trọng điểm như: Cầu Hòa Bình 4, đường nối QL37, QL10, QL38B, QL1 với đường Hồ Chí Minh; cải tạo QL70, QL15; đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La); đường Ba Sao - Bái Đính (địa phận huyện Lạc Thủy), nghiên cứu, triển khai tuyến đường kết nối khu du lịch hồ Hòa Bình và khu du lịch Đồng Tâm, khu du lịch Tam Chúc, tỉnh Hà Nam… Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống QL đạt tiêu chuẩn cấp III trở lên; đường tỉnh cơ bản đạt cấp IV trở lên; giao thông đô thị phát triển theo hướng hiện đại, 100% mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng; đường huyện đạt tối thiểu cấp V, đường xã đạt cấp VI…


L.C


Các tin khác


Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 2 - Thúc đẩy sản xuất mía tím chất lượng cao gắn với liên kết đầu ra bền vững
(HBĐT) - Ở các niên vụ gần đây, giá trị thu nhập bình quân đối với cây mía tím vẫn giữ trong khoảng 120 - 160 triệu đồng/ha, có vườn đạt 200 - 250 triệu đồng/ha. So với một số cây lương thực như lúa, ngô đạt giá trị thu nhập khoảng 65 triệu đồng/ha, trồng mía tím vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần. Bên cạnh đó, mía tím Hòa Bình đang vấp phải những khó khăn, thách thức trong việc giữ thương hiệu, đó là chất lượng giống bị thoái hóa, sức mua trên thị trường giảm.

Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa ứng phó với dịch Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, ngành Công Thương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm ứng phó với dịch Covid-19.

Quyết định chủ trương đầu tư cho 7 dự án

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời quan tâm rà soát, thu hồi các dự án chậm tiến độ để thu hút nhà đầu tư có tiềm năng vào tỉnh.

Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 1 - Thực trạng mía tím Hòa Bình
(HBĐT) - Mía tím hiện chiếm khoảng 7% tổng diện tích trồng cây hàng năm của tỉnh. Nếu tính bình quân giá trị thu nhập, mỗi ha mía tím bằng 1,3 -1,5 ha canh tác so với nhiều cây trồng khác. Đây cũng là lý do nhiều nông dân trong tỉnh vẫn lựa chọn mía tím là cây trồng lợi thế.

Nông dân huyện Tân Lạc chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Tân Lạc tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp kinh phí, ngày công, chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục