(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến người dân trong tỉnh. Trong tháng 3, doanh số cho vay đạt 32.200 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 49.416 triệu đồng, với 1.236 lượt hộ vay vốn. Doanh số thu nợ trong tháng đạt trên 8.540 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 14.165 triệu đồng.


Đến hết tháng 3, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg đạt gần 257.500 triệu đồng, với 7.096 khách hàng còn dư nợ. Theo đánh giá của Ngân hàng CSXH tỉnh, các hộ vay vốn đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực, giúp các hộ mới thoát nghèo tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế.


V.Đ

Các tin khác


Huyện Lương Sơn thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược

(HBĐT) - Trong 5 năm 2015-2020, so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng). Thu NSNN tăng bình quân hàng năm 20,07%. Huyện hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trước 1 năm về công nhận đô thị loại IV, hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM. Cùng với các giải pháp trong phát triển KT-XH, huyện chú trọng thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược.

Danh mục tạm dừng kinh doanh đến hết ngày 15/4 trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 9/4, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 561/UBND-KGVX về Danh mục tạm dừng kinh doanh đến hết ngày 15/4/2020 trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19.

Tạo lực đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Bài 3 - Cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ, trách nhiệm của hệ thống chính trị


(HBĐT) - Năm 2020, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; tập trung thu hút các DN có năng lực đến đầu tư tại Hòa Bình, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH. Phấn đấu tăng tổng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2019.

Để công nghiệp chế biến tạo ra “vàng ròng” cho nông sản

Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 đến 7%/năm; hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất lớn. Tuy nhiên, để ngành công nghiệp chế biến thật sự phát triển và mang lại giá trị lớn cho toàn ngành nông nghiệp thì còn cả chặng đường dài…

Vụ đông xuân ở Nam Bộ thắng lợi toàn diện

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn nhưng vụ đông xuân 2019 - 2020 ở khu vực Nam Bộ vẫn đạt thắng lợi toàn diện khi sản lượng, năng suất đều tăng cao. Có được những kết quả này là do các bộ, ngành và địa phương đã lường trước được những khó khăn để chủ động xuống giống sớm "tránh” hạn, mặn.

Tạo lực đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh


Bài 2 - Xác định điểm nghẽn để "khơi thông dòng chảy" thu hút đầu tư

(HBĐT) - "Thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh bước đầu có cải thiện nhưng vẫn chưa đủ mạnh, xuất hiện môi trường đầu tư thiếu an toàn. Cải cách hành chính tuy có tiến bộ nhưng thực tế việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) còn thiếu nhạy bén. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp (DN) chưa được tháo gỡ nhiều. Trong năm 2019 có tới 118 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và 29 DN giải thể tự nguyện. Thu hút đầu tư có xu hướng giảm cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Do vậy, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phải xác định được điểm nghẽn đang ở cơ quan, đơn vị nào để có hướng tháo gỡ" - đó là nhận định của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2020 do UBND tỉnh tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục