(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 9, cho ý kiến về các vấn đề: phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh; cải cách hành chính (CCHC); đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.

Dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ)số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển VĐL tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đánh giá: Những năm qua, các nguồn lực đầu tư được ưu tiên để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, du lịch. Nhiều khu trung tâm thương mại, dịch vụ mới được hình thành. Một số dự án SX-KD trong vùng có tác động lan tỏa đối với các địa phương trong tỉnh. Đến nay, VĐL đã đóng góp 67,6% thu NSNN và 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh; có 80,7% doanh nghiệp, 69,1% dự án đầu tư trong nước, 92,5% dự án FDI được triển khai thực hiện tại địa bàn VĐL... Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH ở các địa phương này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Quy mô kinh tế còn nhỏ. Chất lượng nguồn lực chưa cao, đào tạo, dạy nghề trong vùng thấp. Sức cạnh tranh so với các vùng lân cận còn yếu...

Từ thực tế này, các đại biểu đề nghị tỉnh cần có ban chỉ đạo, tổ công tác giúp các địa phương trong VĐL thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng. Đồng thời, cần có quy hoạch chung để phân chia các khu vực chức năng, có sự đầu tư dài hạn, xây dựng cơ chế tốt nhằm tận dụng lợi thế VĐL để phát triển...

Về dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện NQ số 05-NQ/TU ngày 13/5/2016 của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020, các đại biểu thống nhất đánh giá: Sau 4 năm triển khai thực hiện NQ, trong 20 mục tiêu đề ra, có 12 mục tiêu thực hiện đạt, 8 mục tiêu thực hiện vượt. Một số lĩnh vực CCHC thực hiện đạt hiệu quả cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh... Mặc dù vậy, một số cấp ủy, chính quyền chưa quyết tâm vào cuộc, chưa đề ra được những giải pháp sáng tạo, đột phá để đẩy mạnh CCHC; tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC ở một vài lĩnh vực chậm so với yêu cầu. Tổ chức bộ máy trực thuộc các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện chưa được sắp xếp tinh gọn, phù hợp về quy mô và chức năng, nhiệm vụ... Những hạn chế này, các cấp, ngành cần kịp thời có giải pháp đồng bộ, toàn diện để khắc phục.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, cho ý kiến vào Tờ trình, dự thảo NQ quy định phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý; Tờ trình, dự thảo Quyết định ban hành Quy chế nâng bậc lương, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự thảo Chương trình hành động triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Đối với thực hiện NQ về phát triển VĐL, thời gian tới, ngành chức năng cần tham mưu có cơ chế riêng cho vùng, trong đó, TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Lạc Thủy nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp với thực tế; xác định lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Về nhiệm vụ CCHC, đồng chí yêu cầu: Phải đẩy mạnh thực hiện môi trường điện tử, ứng dụng CNTT trong quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp khai thác thông tin và nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, vì đây là nội dung quan trọng đánh giá Chỉ số CCHC của tỉnh.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2020, trong khi đó, việc giải ngân vốn đầu tư công, thu NSNN còn thấp, nhất là giải ngân vốn ODA và thu từ sử dụng đất; việc đấu giá sử dụng đất còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần năng động, tích cực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp tháo gỡ vướng mắc về TTHC... Hiện, các ngành, địa phương có sự biến động rất lớn về tổ chức, do đó cần nỗ lực vượt qua khó khăn, nêu cao trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2020.


 Hoàng Nga

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục