(HBĐT) - Ngày 28/12/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển thương mại giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị.


Trung tâm thương mại AP Plaza, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cung cấp đa dạng mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng.

Những năm qua, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển khá đa dạng. Các hình thức thương mại hiện đại từng bước phát triển song song với thương mại truyền thống. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, huyện, thành phố quan tâm dành nguồn lực đầu tư hạ tầng thương mại đã giúp cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại phát triển nhanh, tương đối hiện đại. Nhiều chợ được xây dựng mới và cải tạo, các hình thức phân phối hàng hóa hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn... được đầu tư và ngày càng chiếm ưu thế.

Hệ thống chợ của tỉnh phát triển theo quy hoạch. Trong 5 năm qua đã có 22 chợ được đầu tư xây mới, 13 chợ được nâng cấp, cải tạo với kinh phí đầu tư 191.880 triệu đồng từ nguồn T.Ư, địa phương, xây dựng NTM, doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác. Toàn tỉnh có 16 trong tổng số 95 chợ được chuyển đổi hình thức từ tổ, ban quản lý sang doanh nghiệp, HTX quản lý. Công tác chuyển đổi mô hình, quản lý, kinh doanh, khai thác được quan tâm, có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ đã nghiên cứu khảo sát tại các chợ trung tâm huyện, thị trấn. Cùng với đó là các siêu thị, trung tâm thương mại hoạt động ổn định, có những nhà đầu tư mới và tăng quy mô đầu tư. Trong tỉnh có 6 siêu thị, 3 trung tâm thương mại hạng 3 và hàng trăm cửa hàng tự chọn, tiện lợi, mặt hàng kinh doanh đa dạng. Các địa chỉ này đã góp phần cung cấp hàng hóa chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tham gia bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân.

Phát triển thương mại đã tạo được điểm nhấn trong công tác xúc tiến thương mại (XTTM), xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương đánh giá: Hoạt động XTTM trong những năm gần đây được tỉnh chú trọng, tăng cường, đa dạng về cách thức, phong phú về nội dung. Các hoạt động XTTM ở thị trường trong nước được đẩy mạnh thông qua việc giúp các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ, tuần lễ giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX của tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển giao thương.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tổ chức 33 hội chợ thương mại, hội chợ cấp vùng, hội chợ CN-TTCN và hàng tiêu dùng... với sự tham gia của gần 4.000 doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức 20 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở các huyện. Tỉnh cũng thường xuyên vận động, mời các tổ chức, cá nhân tham gia hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triễn lãm thương mại. 5 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tại các tỉnh: Hà Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Sơn La, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, TP    Hồ Chí Minh...; phê duyệt triển khai 59 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng 4 cửa hàng bán và giới thiệu nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

Song song với XTTM, việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm được đặc biệt chú trọng. Ngoài xây dựng chỉ dẫn địa lý "Cao Phong" cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong, đến nay, trong tỉnh đã có nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể, gồm: Mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày hữu cơ huyện Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy... Một số sản phẩm đang trong quá trình triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Cá, tôm sông Đà, mật ong Hòa Bình, gà Lạc Sơn, quýt Nam Sơn, khoai Phúc Sạn...

Ngành chức năng đã dán 7,3 triệu tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá sông Đà, chuỗi thịt lợn...; trên 242.400 tem truy xuất điện tử cho các sản phẩm rau hữu cơ của Liên nhóm hữu cơ và HTX nông sản hữu cơ huyện Lương Sơn. Đồng thời, hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 243 cơ sở; cấp 15 chứng nhận nhãn hiệu "Cá sông Đà Hòa Bình"; 17 giấy chứng nhận nhãn hiệu "Mật ong Hòa Bình". Hỗ trợ và chứng nhận VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cho 10 cơ sở với sản lượng trên 1.800 tấn/năm; chứng nhận VietGAHP cho 13 cơ sở chăn nuôi quy mô trên 660 tấn/năm; chứng nhận VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ cho 57 cơ sở trồng trọt, quy mô trên 2.480 ha. Hiện, toàn tỉnh có trên 50 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 - 4 sao... Các chứng nhận chất lượng đã giúp nông sản Hòa Bình khẳng định được vị trí và tiêu thụ mạnh trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn, nhất là ở thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Quan tâm đầu tư phát triển thương mại, đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.000 doanh nghiệp, hơn 30.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, đóng góp giá trị vào tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ngày càng cao. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 19%, đến năm 2020 ước đạt 37.680 tỷ đồng, gấp 2,36 lần so với năm 2015.


Hoàng Nga


Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục