(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế




Cuối năm 2019, Tập đoàn Hồ Gươm chi nhánh Tân Lạc đi vào sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 lao động.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: "Phát triển công nghiệp (PTCN) thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đất các K-CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh". Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ này cần sự quyết tâm cao của các sở, ngành chức năng, địa phương và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.

Trao đổi vấn đề PTCN tại các cuộc làm việc, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: PTCN có quy mô, theo chiều sâu cần đưa ra từng lĩnh vực, từng loại khai thác để phân tích, cái nào là chiến lược cần tiếp tục đầu tư, cái nào cần hạn chế hoặc dừng thì thực hiện ngay. Muốn vậy, phải tăng cường rà soát, thậm chí là hội ý, giao ban từng lĩnh vực để chỉ đạo, điều hành nhằm xốc ngành công nghiệp lên. Thời gian tới, tỉnh sẽ thay đổi, cải thiện trong lĩnh vực đầu tư, dành nguồn vốn làm hạ tầng bên ngoài hàng rào K-CCN, như đường vào, bố trí khu tái định cư..., đây được xem là chiến lược để cơ cấu lại thu hút đầu tư. Các địa phương cần chủ động rà soát, đối với các K-CCN nhỏ lẻ, chưa có nhà đầu tư hạ tầng nên đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc thu hút đầu tư, tỉnh lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm năng nhưng phải có sự cân đối lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng, khuyến khích theo từng lĩnh vực. Nếu không có bài toán tổng thể trong lĩnh vực công nghiệp thì luôn luôn bị ép về thu hút ngành nghề mà tỉnh khác không khuyến khích, hoặc từ chối thu hút đầu tư, để đến khi thừa mà không biết, dẫn đến khi thấy lại không gỡ được.

Để công nghiệp phát triển xứng tầm, đúng định hướng nhất thiết phải lựa chọn thu hút được nhà đầu tư tiềm năng, các dự án công nghiệp lớn, có giá trị gia tăng và tỉnh có lợi thế nhằm tác động tích cực và thay đổi cơ cấu kinh tế. Vừa qua, làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương về tình hình phát triển CN-TTCN, thương mại, đồng chí Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có kết luận. Theo đó, đối với Sở Công Thương, đồng chí đề nghị: Rà soát lại các CCN, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh không thực hiện đầu tư những CCN có diện tích nhỏ, CCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (vị trí gần nguồn nước); tiếp tục tìm kiếm, đề xuất thêm CCN mới có đủ diện tích, điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, trong đó gắn với phát triển đô thị và phát triển dịch vụ. Khi xem xét các dự án đầu tư phải chú ý tới tiêu chí "xanh, sạch, vệ sinh môi trường", từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Trước mắt, tập trung thu hút đầu tư một số nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất dược liệu, nhà máy chế biến gỗ, dự án chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, sản xuất linh kiện điện tử. Nghiên cứu các lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0 để tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách trong phát triển CN-TTCN.

Đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Tập trung lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai nhiệm vụ Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy giao tại các buổi làm việc, khảo sát về phát triển CN-TTCN; kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng K-CCN chậm tiến độ theo quy định; tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tại các K-CCN đã có chủ đầu tư kết cấu hạ tầng. Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch các K-CCN... đề xuất BTV Tỉnh ủy phương án điều chỉnh quy hoạch các K-CCN (cần thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế). Đồng chí cũng yêu cầu, nghiên cứu quy hoạch để xây dựng các K-CCN gắn với phát triển đô thị, phát triển dịch vụ. Ưu tiên bố trí nguồn vốn để phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại...

Hiện, Tỉnh ủy đang sát sao chỉ đạo xây dựng đề án của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển CN-TTCN giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường với trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử, trên cơ sở phát triển các khu chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các K-CCN. PTCN điện năng ứng dụng công nghệ mới, sản xuất xanh, tiêu hao ít nhiên liệu, hiệu suất cao.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống xử lý nước thải tập trung; hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các K-CCN.

Tăng cường, đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; kịp thời giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, quan tâm đầu tư phát triển lưới điện để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là ở các K-CCN... Việc xây dựng, triển khai thực hiện đề án được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho PTCN của tỉnh trong thời gian tới.


Hoàng Nga


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục